EU mới và sự... lộn xộn về chính sách hạt nhân
12:50' 03/05/2004 (GMT+7)

Cách đây hai ngày, thêm mười nước đã gia nhập EU với hy vọng sự hợp nhất về kinh tế, chính trị và xã hội với các quốc gia láng giềng sẽ mang lại thịnh vượng và ổn định. Tuy nhiên, điều khiến cho không ít người châu Âu an tâm là các nước này cũng sẽ gia nhập vào Câu lạc bộ Hạt nhân lớn nhất thế giới.

Cam kết và Hiệp ước Euratom

Các lò phản ứng hạt nhân tại EU mới.

EU bị ràng buộc bởi một cam kết phát triển ''ngành hạt nhân hùng mạnh'' có khả năng cung cấp điện năng cần thiết để nâng cao mức sống của người dân. Cam kết này dựa trên Hiệp ước Euratom được ký cách đây 47 năm mà nhiều người nói rằng đã lỗi thời, mẫu thuẫn và nên loại bỏ. Tuy nhiên, Hiệp ước này, nhằm thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu, chắc chắn sẽ không biến mất trong ngày một ngày hai. Trên thực tế, nó là hiệp ước sẽ được giữ lại theo Hiến pháp châu Âu.

Euratom được soạn thảo trong những năm 1950 và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực điện hạt nhân vào thời điểm đó. Những vấn đề này bao gồm bảo vệ công nhân và công chúng khỏi phóng xạ, cung cấp vật liệu để phát triển ngành điện hạt nhân, bảo vệ vật liệu hạt nhân để ngăn không cho nó được sử dụng cho các mục đích quân sự trái phép và các khía cạnh chung - như nghiên cứu và phổ biến thông tin. Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều tiết siêu quốc gia trong ba lĩnh vực trên. Tuy nhiên, Euratom không đề cập tới an toàn khi vận hành các nhà máy điện hạt nhân cũng như việc lưu trữ chất thải phóng xạ, hoặc các cơ sở xử lý chất thải. Do vậy, các khía cạnh này thuộc trách nhiệm của... các nước thành viên.

Các lò phản ứng cũ, cách giải quyết mới?

Người Thổ Nhĩ Kỳ phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước mình.

Quyết định của châu Âu giữ nguyên hiện trạng năng lượng hạt nhân đã làm cho chính sách năng lượng hạt nhân của nó vốn đã lộn xộn nay càng trở nên lộn xộn hơn. Năm nước thành viên mới, không có các nhà máy điện hạt nhân (Ba Lan, Estonia, Latvia, Malta và Síp) sẽ bị ràng buộc về mặt luật pháp để tăng cường phát triển ngành này trong khi một số thành viên mới khác lại đối mặt với vấn đề trái ngược. Slovenia, Slovakia, Hungary, Lithuania và Cộng hoà Séc phụ thuộc vào điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Tuy nhiên, các nước EU đã gây áp lực lớn đòi hai trong số năm nước trên đóng cửa các lò phản ứng cũ "kiểu Xô-viết" để đảm bảo rằng chúng không gây ra một vụ tai nạn bi thảm như Chernobyl.

Nhà máy điện hạt nhân Craus (Pháp).
Euratom ra đời vào năm 1957 khi nhiều người còn nghi ngờ địa vị của điện hạt nhân với tư cách là công nghệ tương lai. Trong nhiều năm, Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu đã tài trợ trên 55 tỷ euro cho lĩnh vực nghiên cứu điện hạt nhân cũng như cho vay hàng trăm triệu euro nhằm giúp các nước thành viên xây dựng và cải tiến nhà máy điện hạt nhân của họ. Kết quả là EU dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân. EU mở rộng hiện có 156 lò phản ứng, sản xuất 32% tổng sản lượng điện của khối. Tỷ lệ này cao hơn Bắc Mỹ, Nhật Bản hoặc Nga.

Tuy nhiên, phần lớn các lò phản ứng đang được vận hành ở châu Âu đều đã cũ do chúng đã sản xuất điện trong khoảng 22 năm qua. Đặc biệt, kể từ khi tai nạn Chernobyl ở Ukraina xảy ra cách đây 18 năm, nhiều nước đã không còn hứng thú đối với công nghệ này. Chỉ có Pháp và Phần Lan đang dự tính xây dựng các lò hạt nhân mới trong khi Đức, Thuỵ Điển, Bỉ và Tây Ban Nha dự định loại bỏ điện hạt nhân. Italia đã làm điều đó. Benjamin Görlach thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu và quốc tế ở Berlin nhận xét: ''Tình trạng trên đã làm cho Euratom trở thành một loại... hoá thạch chính trị, mất đi hầu hết lý do tồn tại của nó''!

Thay thế Euratom?

Nhà phân tích năng lượng châu Âu Antony Froggatt ở London đã so sánh vai trò của Euratom với vai trò của Liên Xô (cũ). Nước Áo, quốc gia chống hạt nhân mạnh nhất ở châu Âu, đang vận động thay thế Euratom bằng một hiệp ước ''trung lập về công nghệ'' mà, theo đó, các nước châu Âu không ưu đãi đặc biệt một phương pháp cung cấp năng lượng nào. Kế hoạch của Áo đã nhận được sự ủng hộ của Ai-len, Luxembourg, Đan Mạch, Đức, Thuỵ Điển, Estonia, Nghị viện châu Âu và khoảng 100 nhóm môi trường. Tuy nhiên, quyết định từ bỏ Euratom sẽ không dễ dàng.

Nhà máy điện hạt nhân Ignalina ở Lithuania: Sẽ không bị đóng cửa vì "lý do an toàn"?

Ngành điện hạt nhân châu Âu ủng hộ Hiệp ước Euratom. Trong khi đó, các quốc gia hạt nhân như Anh thừa nhận sẽ có lợi nếu cải tổ song lại có sự bất đồng lớn về việc cải tổ như thế nào. Ngoài việc thúc đẩy năng lượng hạt nhân, Euratom đặt ra các tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ của công nhân và công chúng. Đây chính là mâu thuẫn quyền lợi đã đeo bám nỗ lực đóng cửa các lò phản ứng cổ "kiểu Xô-viết" của EU. Để giảm nguy cơ tai nạn, EU khuyến khích Lithuania đóng cửa lò phản ứng Ignalina 1 và 2; Slovakia đóng cửa hai lò phản ứng Bohunice 1 và 2. Tuy nhiên, mặc dù EU đã đầu tư 355 triệu USD và hứa hẹn thêm 375 triệu nữa song bốn lò trên vẫn đang hoạt động.

Ignalina 1 sẽ đóng cửa vào năm 2005. Tuy nhiên, vào tuần trước, Lithuania khăng khăng rằng sẽ không thể đóng cửa lò phản ứng này vì những lý do an toàn. Ignalina 2 sẽ bị đóng cửa vào năm 2009 trong khi Bohunice 1 và 2 sẽ bị đóng của vào năm 2006 và 2008. Tuy nhiên, thời hạn trên có thể bị trì hoãn.

Các lò phản ứng cũ ở Đông Âu
  • Minh Sơn (Tổng hợp)
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Truy kích HIV tận các "thánh địa"! (01/05/2004)
Phi công bay thử: nghề nguy hiểm (29/04/2004)
Dùng muỗi... "hạt nhân" tấn công bệnh sốt rét! (28/04/2004)
Nghiệm thu chất phụ gia PDP: Tranh cãi nảy lửa! (27/04/2004)
Anh: Thử nghiệm chứng minh thư sinh trắc học (26/04/2004)
Côn trùng và xác chết là tình yêu của tôi! (26/04/2004)
Thái Lan: Lắng nghe câu chuyện những dòng sông (20/04/2004)
Trung Quốc: Mười năm tới, hơn 10.000 máy bay siêu nhẹ! (19/04/2004)
Máy bay nhỏ Beaver ba chìm bảy nổi (18/04/2004)
VAM-1 và bài học... hàng không dân dụng (18/04/2004)
Người máy ASIMO gặp gỡ bạn bè Việt Nam (17/04/2004)
"Bàn tròn" cho phát triển bền vững, liệu đã đủ? (15/04/2004)
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Cần tấm gương và cú hích! (14/04/2004)
Càng toàn cầu hóa, càng tăng sức ép môi trường (14/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang