Chín hành động ưu tiên để bảo vệ sao la
20:52' 01/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau hai ngày hội thảo vào 27 và 28/2/2004 tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Con Cuông, tỉnh Nghệ An), các nhà khoa học của Việt Nam và Lào, các chuyên gia quốc tế, cán bộ các cơ quan bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên,... đã đưa ra kết luận về chín hành động ưu tiên cần làm ngay để bảo tồn loài sao la ở dãy Trường Sơn. 

Một chú bé Lào mặc áo tuyên truyền bảo vệ sao la. (Ảnh: WCS/Robichaud)

Trong đó, có việc cấp thiết nghiên cứu phân bố và sinh thái của sao la. Mở rộng hệ thống khu bảo tồn sao la, thiết lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh cho sao la. Tăng cường năng lực quản lý cho các khu bảo tồn. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm nghiên cứu chuyên sâu, và tăng cường hợp tác quốc tế. Giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho dân chúng; tăng cường sinh kế người dân sống gần và trong khu vực có sao la. Thu hồi bẫy, thu hồi súng săn không có giấy phép, cấm sản xuất bẫy trong vùng phân bố sao la. đặc biệt, hội thảo cho rằng cần có cam kết từ phía chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các viện nghiên cứu và tất cả các bên có liên quan để hỗ trợ công tác nghiên cứu và bảo tồn loài vật vô cùng quan trọng này của dãy Trường Sơn.

Sao la giữa rừng núi Trường Sơn,  (Ảnh: WCS)

"Sao la là một loài chỉ có mặt ở dãy Trường Sơn, sự tìm thấy loài này đã làm cả thế giới sửng sốt nhưng nếu loài vật vô cùng đáng yêu này mất đi thì sẽ là một sự mất mát vô cùng to lớn. Nếu sao la mất đi ở dãy Trường Sơn, điều ấy có nghĩa là cả thể giới sẽ mất đi loài sao la." - hội thảo đã nhấn mạnh như vậy.

Hội thảo đã phân tích chi tiết năm mối đe doạ chủ yếu đối với sao la, bao gồm: săn bắn và bẫy sao la làm thực phẩm. Sao la bị mất sinh cảnh sống, hoặc sinh cảnh sống bị chia cắt và bị nhiễu loạn do các hoạt động của con người. Việc thi hành luật bảo tồn thiên nhiên còn chưa nghiêm. Nhận thức về công tác bảo tồn còn kém. Đời sống của người dân sống gần và trong rừng còn khó khăn.

Mặt khác, cũng có những cơ hội để bảo tồn thành công loài sao la, trong đó chủ yếu là có sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, cũng như đã có một số khu bảo tồn được thành lập ở khu vực có sao la sinh sống.

Nguyễn Thị Đào 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trung Quốc: Mười biện pháp phòng chống đại dịch cúm gia cầm (27/02/2004)
Robot thế hệ tiếp theo sẽ cùng chung sống và trợ giúp con người (26/02/2004)
Bỏng ngô: Bí quyết và những câu chuyện lý thú (25/02/2004)
Thử nghiệm tiềm năng nguy hiểm của H5N1 đối với người (25/02/2004)
Sao la vẫn bí hiểm! (25/02/2004)
Nguy cơ nghiêm trọng của cây GM đối với sức khoẻ con người (24/02/2004)
Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại (24/02/2004)
Cúm gà lây lan cao xuất hiện ở Mỹ (24/02/2004)
Khám phá bí ẩn của nọc rắn (23/02/2004)
Cúm gia cầm đe dọa nỗ lực xóa đói nghèo ở châu Á (23/02/2004)
Tài nguyên biển, sinh cảnh ven biển Việt Nam bị đe dọa! (22/02/2004)
Nam Á với nỗi ám ảnh mang tên "H5N1" (17/02/2004)
Crittercam - camera dành cho thế giới sinh vật (12/02/2004)
Từ gà Việt, gà Nhật, ngỗng Trung Quốc: virus có họ với nhau (12/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang