,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
969160
Dùng xét nghiệm thức ăn chăn nuôi để xét nghiệm nước mắm
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Dùng xét nghiệm thức ăn chăn nuôi để xét nghiệm nước mắm

Cập nhật lúc 22:17, Thứ Sáu, 10/08/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) – Ngày 10/8, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đề nghị không xử lý các trường hợp nước mắm có urê, bởi Quatest 3 đã sử dụng phương pháp xét nghiệm urê trong thức ăn chăn nuôi để phát hiện urê trong nước mắm.

>> Phạt gần 40 triệu đồng 3 cơ sở nước mắm dùng urê
>> Nước mắm có urê: Kết quả thử nghiệm là... chưa chính xác!

>> Đổ lỗi cho nhau về vụ urê trong nước mắm!

vb

Chiết chai, dán nhãn ngay trên sàn nhà tại một cơ sở nước mắm (Ảnh: H.Cát)

Ngày 10/8, tại cuộc họp liên quan đến vụ phát hiện urê trong 27 mẫu nước mắm tại TP.HCM, ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị: ‘’ Sở Y tế TP.HCM không xử lý các cơ sở sản xuất nước mắm có urê theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3). Nếu đã có quyết định xử lý, phải thu hồi’’.

Sở dĩ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra kết luận trên do Quatest 3 đã sử dụng phương pháp phát hiện urê trong thức ăn chăn nuôi để xét nghiệm lô nước mắm kể trên.

Sử dụng phương pháp này kiểm nghiệm urê trong nước mắm chưa có kết quả chính xác và còn nhiều sai số. Quatest 3 cũng đã cho thu hồi kết quả kiểm nghiệm.

Được biết, trước đó Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong số 39 mẫu nước mắm được các cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm, có tới 27 mẫu có chứa urê - một chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Kết quả xét nghiệm của Quatest 3 cho thấy, sản phẩm nước mắm chai 500ml hiệu Thuận Tiến loại 25oN độ đạm có hàm lượng urê là 0,4g/100ml.

* Liên quan đến cuộc họp trên, vào chiều 10/8, BS. Nguyễn Thế Dũng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã cho các phóng viên các báo biết, các nhà khoa học đã bàn và thảo luận để tìm phương pháp kiểm nghiệm urê trong nước mắm chính xác hơn, cũng như định ngưỡng hàm lượng urê trong nước mắm.

Theo BS Nguyễn Thế Dũng, các chuyên gia nhận định trong quá trình sản xuất nước mắm sẽ phát sinh một hàm lượng urê nhất định. Một vấn đề đặt ra là, những phương pháp thử hiện nay, chưa phân biệt được urê tự sinh trong quá trình sản xuất nước mắm hay urê do nhà sản xuất bỏ thêm vào để tăng hàm lượng đạm trong nước mắm.

Về độc chất học, giới khoa học chưa quan ngại đến urê như một chất độc đối với cơ thể vì liều gây độc của urê rất cao (8,7g/kg thể trọng). Đồng thời, chất này cũng không phải là chất gây ung thư, vì bản thân cơ thể con người cũng sản sinh urê trong quá trình sống.

Về pháp lý, BS Nguyễn Thế Dũng cho rằng, việc Thanh tra Sở Y tế TP.HCM dựa vào kết quả của Quatest 3 để xử phạt các cơ sở sản xuất nước mắm mà sản phẩm có chứa urê là đúng. Lý do là, urê nằm ngoài danh mục về hóa chất phụ gia thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, do Quatest 3 thu hồi kết quả kiểm nghiệm urê nên Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng sẽ thu hồi quyết định xử phạt đối với các cơ sở sản xuất nước mắm Hòn Mê, Thuận Tiến, Thạnh Lộc. Việc thu hồi này sẽ tiến hành sớm trong đầu tuần tới.

Tham gia cuộc họp có Quatest 3, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký. Về phía các cơ quan chức năng có Thanh tra Bộ Y tế, Ban Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Phòng Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm - Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM.

  • L.Hà - H. Cát
     
Ý kiến của Bạn:
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,