,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
954848
“China Free”: Nhãn thực phẩm "Không xuất xứ từ Trung Quốc"
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

“China Free”: Nhãn thực phẩm 'Không xuất xứ từ Trung Quốc'

Cập nhật lúc 21:25, Thứ Bảy, 07/07/2007 (GMT+7)
,

Trước sự lo ngại ngày càng tăng của người tiêu dùng về những thực phẩm nhiễm độc có xuất xứ từ Trung Quốc, công ty thực phẩm Food for Health, Mỹ đang chuẩn bị dán nhãn “China-Free” - "Không xuất xứ từ Trung Quốc" trên các sản phẩm của mình.

“9 a Day-Plus” sẽ là một trong những sản phẩm của Food for Health được dán nhãn “China-Free”. (Ảnh: Food for Health)

Food for Health International là một công ty thực phẩm y tế, chuyên sản xuất các chất dinh dưỡng bổ sung cho người và thú nuôi, có trụ sở ở Orem, bang Utah, Hoa Kỳ.

Chủ tịch Food for Health, ông Frank Davis, cho biết việc dán nhãn “China Free” trên sản phẩm nhằm khẳng định rằng tất cả sản phẩm của công ty không có chứa bất cứ thành phần nào có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo kế hoạch, nhãn "Không Trung Quốc" sẽ được dán trên những sản phẩm như thuốc dinh dưỡng dạng viên nang "9 a Day-Plus", sữa dinh dưỡng dành cho người lớn "Active Adults", chất dinh dưỡng "Healthy Dog” dành cho chó, v.v…

Phát biểu với hãng tin Reuters, ông Davis nói: “Nội dung của nhãn thể hiện rõ một phản ứng trước thực phẩm có hại có xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi không phải là đơn vị duy nhất có phản ứng như thế”.

Để giải thích và minh họa cho quyết định của công ty, ông Davis đã nhắc đến những trường hợp thực tế về những sản phẩm độc hại được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc hàng hóa được sản xuất tại Mỹ nhưng có chứa thành phần độc hại được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo ông Davis, sản phẩm của Food for Health được sản xuất từ lương thực có nguồn gốc hữu cơ, được chế biến, đóng gói tại Hoa Kỳ, và không có chứa các chất phụ gia hóa học.

Nỗi lo sợ của người tiêu dùng Hoa Kỳ về hàng hóa nhập khẩu từ Tung Quốc đã bùng lên mạnh mẽ sau những xì-căng-đan về thực phẩm độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có trường hợp chất độc được phát hiện trong thực phẩm dành cho chó và mèo.

 Trước mối quan ngại ngày càng tăng của người tiêu dùng, chính phủ nhiều nước đã chỉ đạo kiểm tra nghiêm nhặt nhiều loại thực phẩm, nguyên liệu và hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. (Ảnh: news.ifas.ufl.edu)

Loại thực phẩm này nhiễm chất độc hóa học melamine có trong nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và đã được lưu hành trên thị trường với 100 nhãn hiệu khác nhau.

Hậu quả là hàng ngàn thú nuôi đã chết hoặc mắc bệnh sau khi ăn những thực phầm này. Một trường hợp khác là thuốc ho dạng si-rô có chứa một thành phần độc hại được nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm cho ít nhất 100 người tử vong ở Panama.

Trước mối quan ngại ngày càng tăng của người tiêu dùng, chính phủ nhiều nước đã chỉ đạo kiểm tra nghiêm ngặt đối với nhiều loại thực phẩm, nguyên liệu và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, từ rau quả cho đến kem đánh răng và cả pin điện thoại.

Hiện nay, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu tất cả các loại hải sản phải được dán nhãn có ghi rõ xuất xứ. Qui định này chưa áp dụng cho các mặt hàng thịt và nông sản.

Trong khi chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đang tìm cách cải tiến việc ghi nhãn hàng hóa, thì Food for Health là công ty đầu tiên tại nước này áp dụng phương thức “China-Free" để giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty.

Để cải thiện tình hình và làm dịu bớt sự phê phán của dư luận trong và ngoài nước, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch kiểm tra vệ sinh và an toàn thực phẩm trên toàn quốc. Kết quả là trong 6 tháng đầu năm 2007, hàng ngàn loại hàng hóa độc hại và kém chất lượng đã được phát hiện và ít nhất 180 cơ sở sản xuất thực phẩm đã bị đóng cửa.

Trước đó, trong năm 2006, Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 152.000 xí nghiệp chế biến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn và cấm lưu hành trên 15.000 tấn thực phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

  • Quang Thịnh (Theo Reuters)  
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,