,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
947704
Ô nhiễm dầu: nhiễu loạn hoạt động sống trong hệ sinh thái
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Ô nhiễm dầu: nhiễu loạn hoạt động sống trong hệ sinh thái

Cập nhật lúc 07:25, Thứ Năm, 21/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ô nhiễm dầu và dầu tràn dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy biển...  

fs
Cá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của ô nhiễm dầu trên biển (Ảnh: inetours.com)

Đây là nhận định của các chuyên gia tại cuộc Hội thảo ’’Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ sinh thái biển, ven biển và lượng giá thiệt hại kinh tế" do Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Các chuyên gia đánh giá, nồng độ dầu trong nước đạt 0,1mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng.

Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước. Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim.

Cá - nguồn lợi lớn nhất của biển được đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố dầu tràn: Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu; dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối.

Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái (HST), cản trở hoạt động kinh tế ở vùng ven biển.

TS Đỗ Công Thung, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, nghiên cứu khoa học về ’’Đánh giá ảnh hưởng của sự cố dầu tràn đến các hệ sinh thái biển Việt Nam trong thời gian qua’’ của Viện Tài nguyên và Môi trường biển sẽ đánh giá tổng quan tình hình dầu tràn ở vùng biển Việt Nam; đánh giá tổn thất về tài nguyên và nguồn lợi các HST biển.

Trong đó, sắp tới sẽ đánh giá ảnh hưởng sự cố dầu tràn đến các HST tiêu biểu như: HST bãi cát biển (Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu), vùng triều (Bến Tre), rừng ngập mặn (Cà Mau), đầm phá (Tam Giang- Cầu Hai và đầm Thị Nại), cỏ biển (Cửa Đại- Quảng Nam), rạn san hô (Cù Lao Chàm- Quảng Nam), đảo (Bạch Long Vỹ- Hải Phòng); từ đó, đưa ra giải pháp ứng xử, khắc phục.

Các phương pháp nghiên cứu mang tính chuyên ngành như hóa học biển, sinh vật biển, địa chất biển, GIS, vật lý biển cũng được sử dụng tạo ra sức mạnh tổng hợp cho nghiên cứu.

  • Kiều Minh

 

 

 

 

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,