,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
932590
Máy soi ma tuý: Đợi đến bao giờ?
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Máy soi ma tuý: Đợi đến bao giờ?

Cập nhật lúc 13:54, Thứ Hai, 14/05/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nếu không bị sự cố "vỡ bọc", chắc chắn một Việt Kiều Úc đã mang trót lọt 50 gói heroin, tức khoảng... 1 kg! Từ sự cố này, người ta có thể đặt câu hỏi, vì sao cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa trang bị máy soi ?  

>> Còn 40 gói heroin nằm trong dạ dày Việt kiều Kant

>> Hành khách nuốt ma túy sẽ khó qua hải quan Việt Nam

>> Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh vì hành khách ói ra heroin

>>  Khởi tố Việt kiều nuốt ma túy

matuy01_KT.jpg
Một trạm máy soi hành khách ở London
Nuốt gọn 50 túi heroin, mỗi túi kích thước 1,2 cm x 2,7cm, nặng khoảng 1 kg, tức khoảng 2 bánh heroin, hành khách quốc tịch Úc - Nguyễn Kant, qua mắt trót lọt các “cổng” kiểm soát của an ninh và hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.

Nếu không bị sự cố "vỡ bọc" khi đã yên vị trên máy bay, hành khách nói trên đã ung dung thoát khỏi bầu trời Việt Nam.

Sự kiện đó khiến không ít người đặt ra những câu hỏi. Máy soi ma tuý trong dạ dày, có không?

Hàng chục năm nay, trên thị trường thế giới đã có những thiết bị hiện đại có thể phát hiện các loại hàng cấm hàng lậu trong các kiện hành lý. Có cả những máy móc đặc chủng, các loại “máy ngửi” và các loại chó nghiệp vụ có thể ngửi thấy các chất ma tuý, chất nổ giấu trong hành lý hoặc trên thân thể người (sau lớp quần áo).

Những năm gần đây, một số phương tiện kiểm tra hiện đại như vậy đã được các cơ quan hữu quan nước ta sử dụng. Nhờ đó, nhiều vụ chuyển hàng lậu, hàng cấm đã được tìm thấy và ngăn chặn.

Tuy vậy, các gói nhỏ,  chủ yếu là ma tuý giấu bên trong các bộ phận cơ thể người, đặc biệt được nuốt vào dạ dày thì, cho đến thời điểm này, vẫn là bài toán khó cho các chiến sĩ an ninh hay nhân viên hải quan ở các cửa khẩu nước ta.

Trong lúc công nghệ tiên tiến của thế giới đã có cách hoá giải với những máy soi đặc chủng dựa vào các công nghệ mới nhất và đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước từ sau vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001. Đó là các máy kiểm tra bên trong cơ thể người như BodySearch MICRO-DOSE, Rapiscan SECURE 1000, CONPASS Body Scanner... 

Hàng trăm máy như thế đã được đặt ở các sân bay và các địa điểm nhạy cảm khác trên thế giới, từ các nước công nghệ phát triển như Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Ý, Canada, Mỹ.. . đến các nước Trung Đông, châu Phi như Nam Phi,  Arab Saudi,  Angola, Libya...

Loại máy tối tân nói trên hoạt động thế nào để phát hiện vật lạ nhỏ, giấu kín trong cơ thể người?

Máy soi thế hệ mới: Giấu đâu cũng lòi ra

Sau đây sẽ giới thiệu với bạn đọc một cách khái quát nguyên lý công nghệ của các hệ thiết bị này.

Một hệ máy kiểm tra gồm các bộ phận chính : nguồn phát tia X, hệ thống các đầu dò ghi tia X, hệ điện tử tích hợp và phần mềm xử lý tín hiệu và tạo ảnh... (Xem sơ đồ bên dưới).

Matuy02_KT_CMS.jpg
Mô hình một máy soi bên trong cơ thể

Thiết bị này hoạt động như sau: Chùm tia X rất hẹp (phát ra từ máy phát tia X) chiếu vào đối tượng kiểm tra (người, va li...). Do tương tác với các nguyên tử của đối tượng, chùm tia nói trên (gọi là chùm tia sơ cấp) phân thành hai chùm tia khác (gọi là chùm tia thứ cấp); một chùm đi thẳng (với cường độ suy giảm) và chùm kia tán xạ ngược lại.

Hệ đầu dò ghi một trong hai chùm tia thứ cấp nói trên, chuyển tín hiệu qua hệ máy tính xử lý, và cuối cùng trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện các hình ảnh. Những tấm hình này phản ảnh các chi tiết nằm trong đối tượng bị kiểm tra.

Tuỳ theo việc ghi nhận loại chùm tia thứ cấp nào, người ta tách ra hai loại công nghệ : công nghệ truyền qua và công nghệ tán xạ ngược (tương ứng là loại máy soi truyền qua và máy soi tán xạ ngược).

Trong công nghệ truyền qua, hệ đầu dò đặt ở phía sau đối tượng. Do quá trình tương tác với các nguyên tử, sau khi đi qua đối tượng, cường độ chùm tia còn lại nhiều hay ít tuỳ thuộc mật độ khối hay nguyên tử số Z, độ dày của đối tượng. Do đó, công nghệ truyền qua có thể sử dụng để phát hiện mọi chi tiết, đặc biệt phát hiện những vật thể cất ở các chỗ “kín” trên cơ thể, hoặc nuốt sâu vào dạ dày... (xem hình bên dưới đây).

Matuy03_KT_CMS.jpg
Phát hiện ma tuý trong dạ dày

Đó là tính năng của các loại máy như CONPASS Body Scanner chế tạo ở Hà Lan hay Secure Scan ở Belarus…

Trong công nghệ tán xạ ngược, hệ đầu dò đặt ở giữa nguồn tia X và đối tượng sẽ ghi nhận và phản ảnh các chi tiết nông của đối tượng cần kiểm tra, đặc biệt các chi tiết nằm trên bề mặt.

Đó là tính năng của loại máy BodySearch MICRO-DOSE của hãng AS&E , Hoa Kỳ.  Loại máy này so với hai loại máy trên kia có nhược điểm về khả năng nhìn thấy vật thể giấu sâu trong cơ thể, nhưng được ưu điểm là nhạy với những nguyên tố nhẹ như H, N, C... là các thành phần chủ yếu tạo thành cocaine, thuốc nổ plastic. Do đó, hình ảnh thu được từ các vật thể giấu ở ngoài cơ thể (sau lớp áo quần) sẽ sắc nét hơn.

Một yếu tố đáng quan tâm là ảnh hưởng phóng xạ của các thiết bị nói trên đối với người bị kiểm tra và nhân viên vận hành máy. Có thể nói các loại máy soi chiếu cơ thể đã được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn phóng xạ của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các máy soi này, đặc biệt loại soi bên trong cơ thể như CONPASS Body Scanner… chỉ nên sử dụng hạn chế cho những hành khách chọn lọc, có nghi vấn, mà không sử dụng đại trà trong kiểm tra hành khách.

Trang bị máy soi, cấp bách chưa?

Chúng ta có thể giả sử...  Giả sử vừa qua một trong những túi ma tuý mà Kant nuốt vào dạ dày không bị rách, tức là nếu anh ta không bị sốc ma tuý, thì chắc đã không có chuyện gì xảy ra rồi: Kant đã thoát trót lọt, rồi Kant có thể lại quay vòng, có thể lại qua mặt các nhân viên an ninh và hải quan sân bay Việt Nam một, hai …lần nữa.

Ngoài ra, trong số hàng vạn, hàng triệu hành khách nhiều năm nay đi về Việt Nam chắc chắn không chỉ có một Kant Nguyễn. Dù không ai biết được chính xác có bao nhiêu kẻ như Kant, bao nhiêu heroin vào ra nước ta, nhưng chắc hẳn mạng lưới luật kiểm soát nước ta đã có những lỗ hổng lớn và một lượng lớn heroin trị giá nhiều triệu đô la chắc đã bay khỏi Việt Nam.

Ý nghĩa xã hội và kinh tế nói trên đáng để các cơ quan hữu quan quan tâm đầu tư trang thiết bị cho các cửa khẩu, trước hết là các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhằm tăng thêm khả năng phát hiện ngăn chặn không chỉ các loại hàng cấm, hàng lậu trong các container, các kiện hành lý mà cả các loại bột ma tuý, chất nổ giấu trên người, và đặc biệt bên trong các bộ phận cơ thể người.

Thế nhưng gần đây, khi trả lời báo chí (báo Lao Động, số 103/2007), một cán bộ có trách nhiệm của Tổng cục Hải quan thừa nhận: ”Chúng ta chưa có máy soi cơ thể để chống lại hành vi vận chuyển ma tuý bằng thủ đoạn này (nuốt vào dạ dày – chú thích người viết)”. Nhưng vấn đề là tại sao đến bây giờ vẫn chưa có, vì lý do tài chính hay vì lý do nào khác?

Chắc hẳn không phải lý do tài chính... Chỉ làm một con tính giản đơn cũng sẽ thấy, lượng tiền bạc thất thoát do những phi vụ vận chuyển ma tuý trót lọt như trường hợp Kant Nguyễn trong những năm qua là không nhỏ. Số tiền này chắc cũng dư để mua không chỉ một vài mà nhiều chiếc máy soi cơ thể như nói ở trên với giá vài trăm ngàn đô-la mỗi máy.

Vậy vì lý do nào nữa? Có lẽ chỉ những người trong cuộc mới trả lời chính xác câu hỏi đó.

  • T.M.Trần
     
    Ý kiến của Bạn:

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,