Thịt cóc rất độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt cóc rất bổ và lợi cho sức khỏe đặc biệt là trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Nhưng sự thực thì không phải như vậy.
Bán cóc dạo (Ảnh: Báo CA TPHCM) |
Báo Công an TP.HCM (19/9) có bài “Ăn thịt cậu ông trời, coi chừng “chầu trời”.
Bà
i viết cho biết, hiện ở Biên Hòa, Đồng Nai thường có những người đi trên xe gắn máy rao bán cóc sống.Họ mang theo tấm bảng quảng cáo:”Bán cóc vàng, làm chà bông, thịt tại nhà. Chữa các bệnh còi xương, cam tích, đổ mồ hôi trộm, bụng to, chậm lớn”.
Ăn thịt cóc có bổ? |
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng thì thịt cóc có hàm lượng đạm cao (22%) nhưng cũng chỉ bằng thịt gà mà thôi! Còn về chất sắt trong thịt cóc thì còn thua một số loài hải sản như hào. Nguồn tin trên báo chí trong thời gian qua cho biết, mỗi năm, Trung tâm chống độc-BV Bạch Mai (Hà Nội) phải tiếp nhận khoảng trên 10 trường hợp do ăn thịt cóc. Chất độc có trong cơ thể cóc là bufonin. Chất độc này tồn tại trên khắp cơ thể cóc, từ da cho đến gan, mật, tim. Khi bị ngộ độc do ăn thịt cóc, nạn nhân bị chóng mặt, ói mửa, tụt huyết áp, khó thở, tim đập nhanh, suy tim và chết. (tổng hợp từ các báo) |
Những người bán dạo thịt cóc này cho biết, sẵn sàng làm thịt cóc tại chỗ cho khách và bảo đảm, với tay nghề của họ, cóc sẽ được lọc bỏ hết “lục phủ ngũ tạng” để khỏi độc.
Cũng chuyện ăn thịt cóc, Thông tấn xã Việt Nam trong bản tin ra hôm 16/9 có đăng chuyện ông Phan Văn Bé , 73 tuổi ở ấp Long Hậu, xã Long Khánh A , huyện Hồng Ngự ( Đồng Tháp) đã tử vong do ăn phải trứng cóc.
Theo bản tin nói trên, ông Bé đã ra đồng bắt cóc, nhái về làm thức ăn cho gia đình.
Do mắt kém, khi làm thịt cóc, ông Bé đã không loại bỏ hết trứng cóc nên gây ngộ độc cho ông cùng người con trai và đứa cháu nội. Ông Bé đã chết khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự. Còn người con trai và cháu nội được cứu sống.
-
Ng. Huyền