,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
810490
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

Cập nhật lúc 01:03, Thứ Sáu, 23/06/2006 (GMT+7)
,

Ngày 22/6, Sở Y tế TP.HCM, cho biết sở vừa nhận được công văn số 4235/BYT-YH của Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sử dụng y học cổ truyền trong phòng chống sốt xuất huyết.

Soạn: AM 813591 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sử dụng y học cổ truyền trong phòng chống sốt xuất huyết. Trong ảnh: Điều trị sốt xuất xuất huyết cho trẻ em tại một bệnh viện ở TP.HCM (Nguồn: VNN)  

Trước tình hình nguy cơ dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng cao và diễn biến phức tạp, có khả năng bùng phát thành dịch lớn, Bộ  Y tế yêu cầu tăng cường sử dụng y học cổ truyền trong phòng và điều trị sốt xuất huyết độ I và II.

Việc làm này sẽ góp phần hạn chế tối đa tỷ lệ bệnh chuyển độ nặng và tử vong.

Bài thuốc YHCT điều trị sốt xuất huyết độ I & II: 

- Lá cúc tần : 12g - Hạ sốt

- Cỏ mực (hay gọi là cỏ nhọ nồi): 16g - Cầm máu

- Mã đề: 16g - Lợi tiểu

- Trắc bá diệp: 16g - Cầm máu

- Sắn dây củ: 20g - Thanh nhiệt

- Rau má: 16g - Nhuận gan, thanh nhiệt

- Lá tre: 16g - Hạ sốt, thanh nhiệt

- Gừng tươi: 3 lát - Kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải độc.

* Nếu không có sắn dây củ thay bằng Lá dâu (16g), không có trắc bá diệp thay bằng Lá sen sao đen (12g), hay kinh giới sao đen (12g)

* Cách dùng: cho 66ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

(Nguồn: Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM)

Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các bệnh viện Y học Cổ truyền, Viện Y Dược học Dân tộc và các trung tâm y tế quận, huyện phối hợp với các cơ sở điều trị khác như trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM và đội y tế dự phòng quận, huyện trong việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt xuất huyết, đặc biệt là các trường hợp sốt xuất huyết độ I và II.

Y học cổ truyền sẽ được triển khai theo phác đồ của Bộ Y tế. Đồng thời, tùy theo từng vùng  có những cây thuốc mang tính đặc thù, thế mạnh riêng, các cơ sở điều trị có thể gia giảm vị thuốc phù hợp để hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Ngoài ra, các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn về y học cổ truyền tham gia phòng trị bệnh sốt xuất huyết sẽ được tổ chức cho các các bộ y tế trong và ngoài công lập.

Tính đến ngày 23/5/2006, cả nước ghi nhận 11.494 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ năm 2005, số mắc tăng 41,36%, tử vong tăng 75%. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, chiếm 93% so với cả nước.

Riêng TP.HCM, BS Phan Văn Nghiệm cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2006, tại các cơ sở y tế tuyến phường xã, quận huyện và các bệnh viện tuyến trên, khoảng 2.500 lượt người mắc bệnh sốt xuất huyết đến khám (so với cùng kỳ năm ngoái, tăng hơn 40%).

Đặc biệt là, trên địa bàn thành phố, hiện tỷ lệ người lớn mắc bệnh cũng gần như ngang bằng với trẻ em. Thể nặng ở trẻ em nhiều hơn và các biểu hiện sốc ở người lớn không nhiều. 

Hơn thế nữa, nhiều trường hợp, diễn biến bệnh sốt xuất huyết kéo dài hơn một tuần cho đến 10 ngày trong khi thông thường đến hết ngày thứ 6, bệnh đã có thể xem là đã hồi phục.

Một số biểu hiện cơ bản của bệnh sốt xuất huyết: sốt, xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng, da mặt - môi có màu xanh mét, tay và chân lạnh. Bệnh độ I & II không có biểu hiện sốc, chỉ cần theo dõi ở tuyến cộng đồng ở các phường xã. Bệnh sốt xuất huyết độ III và IV cần phải có sự can thiệp của các bệnh viện tuyến trên để tránh việc giảm huyết áp và chống sốc.

Sở Y tế TP.HCM cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẩn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Trước hết, chế độ thủy triều trong 5 năm trở lại đây rất bất thường.

Có những đợt thủy triều lên rất cao do điều kiện thiên nhiên thay đổi. Ngoài ra do việc xây dựng không đồng bộ, nên thủy triều gây ngập lụt nhiều khu dân cư. Sau khi rút đi, nước đọng để lại có thể kéo dài đến một tuần, một môi trường thuận lợi gia tăng mật độ muỗi.

Bên cạnh đó, nhiều nơi trên địa bàn thành phố có mật độ dân cư đông đúc, xử lý các nguồn nước sử dụng và nước thải không được tốt. Chỉ tính riêng một phường của Quận 7, đã có 1.400 phòng trọ với mật độ 4 - 6 người/phòng.

  • Hương Cát
,
,