,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
783194
Bệnh dịch phát triển: Thêm "bệnh lạ" ở Tiền Giang
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Bệnh dịch phát triển: Thêm 'bệnh lạ' ở Tiền Giang

Cập nhật lúc 03:43, Thứ Hai, 10/04/2006 (GMT+7)
,

Trong khi bệnh viêm não, bệnh tay, chân, miệng vẫn chưa lắng dịu thì ở Tiền Giang, 47 em học sinh bị sốt và phát ban, hiện chưa rõ nguyên nhân...

Khám bệnh cho trẻ ở Bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM). Ảnh: TN

Gần đây, một loại "bệnh lạ" đã phát sinh ở Trường THCS xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang).

Theo tờ Người Lao Động, thoạt tiên,  ở một lớp 8 trường học nói trên, có mười em lên cơn sốt và lạnh run. Giáo viên cho các em tới trạm y tế xã khám. Tại trạm y tế, các em có dấu hiệu ngứa khó chịu và phát ban đỏ. Những em bị bệnh nặng phát ban toàn thân, bệnh nhẹ phát ở cổ và mặt.

Ðến trưa, ở Trường Bình Ninh đã có 47 ca phát bệnh.

Nghi vấn ban đầu, có thể bị bệnh Ru-ben-la.

Trước tình hình trên, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang đã gởi mẫu bệnh phẩm của các em học sinh mắc bệnh đến Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm.

Hiện chưa có kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP.HCM nên vẫn chưa xác định được căn bệnh mà các học trên đã mắc phải là bệnh gì, tuy nhiên, Bác sĩ Nguyễn Thành Úc (Bệnh viện Ða khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang) nhận định, "Bệnh lạ" ở Trường THCS xã Bình Ninh có thể là do siêu vi trùng gây ra. Người bệnh bị cảm sốt và phát ban, lúc đầu là nhỏ, sau đó từng đốm lan toàn thân. Ðặc biệt, người mắc bệnh bị sưng sau tai, gáy và cổ; 5 - 10 ngày sau mới khỏi.

Trong lúc ở Tiền Giang, "bệnh lạ" xuất hiện thì ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bệnh viêm não đã khiến nhiều người dân hoang mang, phải đưa con em đi tiêm phòng bệnh.

Tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, mỗi ngày có tới 300 - 400 trẻ được đưa đến tiêm phòng bệnh viêm não mô cầu và viêm màng não mủ, ngày cao điểm có tới 600 trẻ.

Trung tâm chỉ còn vắc-xin ngừa viêm màng não týp B, còn vắc-xin ngừa viêm màng não mô cầu týp A và C luôn bị "cháy". Nguyên nhân dẫn tới việc người dân đổ xô đưa trẻ đi tiêm vắc-xin ngừa viêm não là do tin đồn ba trường hợp trẻ em tại huyện Xuyên Mộc và Long Ðiền tử vong thời gian qua do viêm não.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên Xuân Hoan, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì trên địa bàn chưa có trường hợp viêm não nào. Ba trường hợp trên đã được trung tâm lấy mẫu đưa đi xét nghiệm tại Viện Pasteur (TP Hồ Chí Minh). Kết quả cho thấy, các cháu này không mắc viêm não...

Mặc dù vậy, bệnh viêm não vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi. ở phía Nam, 3 tháng đầu năm 2006, đã có 21 ca tử vong (riêng tỉnh Kiên Giang có 16 ca tử vong).

Điều khiến cho giới chuyên môn lo ngại, 85% số mẫu gửi qua Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm đã không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Đây không phải là lần đầu tiên giới chuyên môn tỏ ra lúng túng trong việc xác định căn nguyên bệnh này. Viện Pasteur TP.HCM cho hay, vào năm 2005, xét nghiệm 325 mẫu dịch não tủy từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng I gửi đến nhưng có đến 85% số mẫu âm tính (không tìm ra căn nguyên). Còn lại, nguyên nhân gây bệnh được xác định là do viêm não Nhật Bản (13%), echovirus (1%) và virus Dengue (1%).

Theo cơ quan y tế Việt Nam, tại nhiều nước, có đến 70% trường hợp không xác định được căn nguyên gây viêm não.

Biện pháp phòng chống chung vẫn là phải vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

Cần phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi”; sát trùng, tẩy uế nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học; khử trùng nước clo, lau chùi bề mặt nền nhà, bếp ăn, nhà vệ sinh...

Đại diện Viện Pasteur TP.HCM thừa nhận “Tìm ra căn nguyên gây viêm não hiện nay rất khó”. Còn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, nói muốn xác định được việc này phải đưa vào chương trình quốc gia để có nghiên cứu, đánh giá.

  • Ngọc Lan

Tin, bài liên quan:

- Nhiều nơi bùng phát bệnh

- Đề phòng dịch "tạy, chân, miệng" lan ra miền Bắc

- Bệnh tay, chân, miệng đang lây lan

- Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp

- Ninh Thuận: Chính thức công bố dịch bệnh "chân, tay, miệng"

- TP.HCM: Báo động bệnh tay, chân, miệng

- Vệ sinh cá nhân, môi trường: Biện pháp hữu hiệu phòng bệnh

- Trẻ sơ sinh viêm màng não: Lây từ mẹ, người thân

,
,