,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
752089
Hai loại vắc-xin mới phòng tiêu chảy
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Hai loại vắc-xin mới phòng tiêu chảy

Cập nhật lúc 07:10, Thứ Sáu, 06/01/2006 (GMT+7)
,

Hai loại vắc-xin mới chống lại vi-rút (rotavirus), nguyên nhân gây ra tử vong do tiêu chảy cho trẻ em trên toàn cầu, vừa được chứng minh an toàn và hiệu quả trong hai cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn nhất trong lịch sử ngành dược.   

Các nghiên cứu về hai loại vắc-xin, một của Merck và một của GlaxoSmithKline, đều được công bố trên tạp chí Y khoa New England ( The New England Journal of Medicine) ngày 5/1.

Việc thử nghiệm được tiến hành với hơn 60.000 trẻ em tham gia.

Cuộc thử nghiệm quy mô nhằm tránh những thất bại đã từng xảy ra đối với một loại vắc-xin đã bị thu hồi khỏi thị trường cách đây 7 năm về trước do bị cáo buộc cứ 1/10.000 trẻ em sử dụng loại vắc-xin đó thì bị tắc ruột.

  • Rotarix và Rotateq: Đều tốt như nhau!
Soạn: AM 669819 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hai loại vắc-xin mới có thể ngăn chặn nhiễm bệnh tiêu chảy cho từ 85% - 98% trẻ. Trong ảnh: Một trẻ em Iraq đang điều trị bệnh tiêu chảy trong một bệnh viện.

Vắc-xin Rotarix của Glaxo và vắc-xin Rotateq của Merck đều cho thấy, có một tỷ lệ thấp trẻ em bị lồng ruột khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, cả hai loại này đều là các loại vắc-xin uống, giống như vắc-xin ngừa bại liệt đã sử dụng cho các nước nghèo. Các loại vắc-xin này dễ dàng hơn các loại vắc-xin qua đường tiêm chính và có thể cho tác dụng miễn nhiễm lâu hơn.

Glaxo đã kiểm tra vắc-xin trên trẻ em từ các gia đình nghèo và trung lưu ở châu Mỹ Latin, trong khi thử nghiệm lâm sàng của Merck được thực hiện chủ yếu ở các quốc gia giàu có, bao gồm Mỹ, và Phần Lan, mặc dù cũng có thử nghiệm tại Jamaica và Mexico.

Vắc-xin của Glaxo đã ngăn chặn 85% trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy, còn con số mà vắc-xin của Merck có thể đem lại là 98%.

Nhưng cả hai vắc-xin này có hiệu quả ngang nhau, theo BS. Roger I.Glass, một chuyên gia vắc-xin của Trung tâm Liên Bang về Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh Atlanta (Federal Centers for Disease Control and Prevention in Atlanta). Đó là bởi vì hai công ty đã định nghĩa "nguy kịch" khác nhau một chút và bởi vì số lượng người tham gia hai cuộc thử nghiệm cũng khác.

  • Lợi và không lợi

Theo các chuyên gia về vắc-xin, mỗi một loại vắc-xin có những lợi thế và cũng có những bất lợi.

Vắc-xin của Glaxo được bào chế bằng dòng vi-rút từ người đã làm yếu đi, và phải tiêm chủng hai liều.

Còn của Merck là dòng vi-rút tách chiết từ bò kết hợp với các nguyên liệu di truyền từ 5 dòng vi-rút khác của người. Loại vắc-xin này cần phải tiêm đủ 3 liều để ngừa bệnh tiêu chảy.

Như vậy, vắc-xin của Glaxo dường như rẻ hơn và dễ hơn cho các nước nghèo.

Những giá cả trên toàn cầu vẫn còn đang tranh cãi.

Brazin sẽ cung cấp vắc-xin miễn phí cho toàn bộ trẻ em, nên Glaxo đã bán cho chính phủ Brazin với giá 15USD/ 2 liều.

Jean Stéphenne, chủ tịch phân phối vắc-xin Glaxo, cho biết, loại vắc-xin này sẽ được bán trong khu vực tư nhân ở Mexico với giá là 100USD và có thể sẽ hơn 100USD ở các nước châu Âu. Còn giá dành cho các bác sĩ tư nhân sẽ cao hơn dành cho các bệnh viện công.

Nếu một tổ chức như Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Miễn dịch (Global Alliance for Vaccines and Immunization) mua cho các nước nghèo, giá có thể còn thấp hơn bán cho chính phủ Brazin.

  • Vắc-xin mới có thể cứu hơn nửa triệu người mỗi năm...
Soạn: AM 669821 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tiêu chảy đã làm cho hơn 2 triệu trẻ em trên toàn cầu, chủ yếu là các nước đang phát triển, phải nhập viện mỗi năm.

BS. Roger I. Glass khẳng định sự ra đời của hai loại vắc-xin này thật sự rất "tuyệt vời".

Ông nói, " Tôi đã làm việc và nghiên cứu loại vi-rút rotavirus này suốt 25 năm"

Và, BS. Roger cũng nói thêm, " Mọi người có thể bị khích động bởi căn bệnh SARS hay Ebola, nhưng nó không phải như bệnh tiêu chảy, căn bệnh làm chết nửa triệu người mỗi năm."

Bệnh tiêu chảy đã làm cho hơn 2 triệu trẻ em trên toàn cầu, chủ yếu là ở các nước đang phát triển phải nhập viện và hơn nửa triệu người trong số đó tử vong mỗi năm.

Điều đó khiến Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) mong muốn tìm ra vắc-xin ngừa bệnh này.

  • Hương Cát (Nguồn: New York Times, AP)
,
,