,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
739728
Người 16 tuổi được hiến mô tạng
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Người 16 tuổi được hiến mô tạng

Cập nhật lúc 10:12, Chủ Nhật, 04/12/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 1/12, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ dự án Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Soạn: AM 638233 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam.

Ngay sau khi Bộ Y tế trình Chính phủ, chiều 2/11, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cho Bộ Y tế giới thiệu dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và lấy ý kiến các bộ ngành, đoàn thể Trung ương.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã trở nên phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, nhu cầu được hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người là rất lớn và ngày càng gia tăng. Do đó việc ban hành Luật này trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để phục vụ mục đích cứu người.

Việc xây dựng dự án luật trên hoàn toàn vì mục đích nhân đạo, không vì lợi nhuận và xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn của việc chữa bệnh cứu người, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Theo dự thảo Luật này quy định, điều kiện đối với việc hiến mô, bộ phận cơ thể người được áp dụng người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đơn hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được hiến xác, hiến mô. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong đơn hiến phải có chữ ký đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.

Người tự nguyện hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được cơ sở y tế hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học cấp thẻ hiến, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận tôn vinh nghĩa cử cao đẹp. Đối với cơ sở được lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất; trang thiết bị, nhân sự và được Bộ Y tế công nhận.

Việc xác định chết não phải có 3 chuyên gia thuộc các chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu; Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và Giám định viên pháp y. Các chuyên gia xác định chết não phải tiến hành hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận chết não của mình. Công bố kết luận xác định chết não được đưa ra trên cơ sở có cùng kết luận chết não của cả 3 chuyên gia.

Sau 9 lần thảo luận dự án Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người mới được thông qua và trình lên Chính phủ.

Hiện cả nước có khoảng 5.000- 6.000 người suy thận mãn tính cần phải ghép thận; khoảng 5.000 người bệnh đang chờ ghép giác mạc... Trong khi đó, hiện Việt Nam mới chỉ thực hiện được 160 ca ghép thận và 2 ca ghép gan do không có nguồn mô, tạng.

  • Lệ Hà
     

,
,