,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
540072
Điện ảnh gay Đài Loan: Đồng tính vẫn có thể hạnh phúc!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Điện ảnh gay Đài Loan: Đồng tính vẫn có thể hạnh phúc!

Cập nhật lúc 16:46, Thứ Ba, 02/11/2004 (GMT+7)
,

Điện ảnh Đài Loan về gay đã phát triển từ đề tài kìm nén tình dục, chẳng hạn như bộ phim Những chàng trai pha lê năm 1986, sang châm biếm sự mâu thuẫn giữa các nền văn hóa và xu hướng tình dục như bộ phim Tiệc cưới của Lý An năm 1993. Sau đó, khuynh hướng này được thể hiện bằng chủ nghĩa hiện sinh ảm đạm trong phim Tình yêu vĩnh cửu (1994), Chạy trốn trong đêm (2000), và bộ phim lãng mạn tuổi teen Vượt qua cổng xanh (2003) của đạo diễn Dị Trí Ngôn.

Soạn: AM 185401 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Áp phích phim Vượt qua cổng xanh.

Nhưng phải mãi đến bộ phim Công thức 17 (Formula 17) gần đây của đạo diễn 24 tuổi Trần Ánh Dung, vai chính mới là gay, tuy hiếm khi được hạnh phúc một cách công khai. "Không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại rất cởi mở đối với đời sống tình dục đồng tính." - như lời cô tự nhận về mình, Chen là một trong những đạo diễn đầu tiên ở Đài Loan quan tâm đến việc làm phim dân tuý.

Phát huy thành công về mặt thương mại của bộ phim truyền hình về gay cực kỳ nổi tiếng ở Đài Loan năm 2003 Những chàng trai pha lê (Nghiệt tử), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bạch Tiên Dũng, Công thức 17 mang đến một thông điệp từ màn bạc: Người đồng tính vẫn có thể hạnh phúc. Chen cho biết: "Tôi muốn mang đến cho khán giả một sự lựa chọn khác. Phim gay không nhất thiết phải là bi kịch, nó cũng có thể là hài kịch lắm chứ."

Với tựa đề tiếng Trung là Bầu trời tuổi 17, bộ phim nói về một câu chuyện đơn giản và cực kỳ nhân bản. Tien, chàng trai 17 tuổi ngây thơ, trong trắng, đến Đài Bắc để xây dựng cuộc sống mới. Anh đem lòng yêu Bai, một tay chơi sành sỏi, nhưng anh này nhanh chóng bỏ rơi anh. Nhờ có sự can thiệp của bạn bè, hai người đoàn tụ lại. Chen giải thích: "Tôi chỉ muốn kể một câu chuyện giản dị về tình yêu. Đây là bộ phim lãng mạn, được đặt trong thế giới không tưởng. Khi bỏ đi các yếu tố hiện thực, tình yêu chỉ là tình yêu. Nếu bạn nghĩ rằng mình yêu ai đấy nhưng lại không theo đuổi anh ta vì thực tế xen vào, rõ ràng là bạn chưa yêu thực sự."

Công thức 17 còn tạo nên sự độc đáo của bộ phim đầu tiên về gay tự xác định ở Trung Hoa đại lục, nếu không tính đến Câu chuyện đồng tính của đạo diễn Hong Kong Từ Khắc năm 1996. Trần Khánh Tường, nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng Đài Loan, cho biết: "Sự xuất hiện của bộ phim hài đầu tiên về gay ở Trung Quốc đánh dấu một kỷ nguyên mới trong toàn bộ xã hội. Nó sửa chữa những sai lầm của khuôn mẫu về dân đồng tính mà phim ảnh trước đây phạm phải. Nó cho mọi người biết rằng gay không hề đồng nghĩa với bi kịch và buồn thảm. Đồng tính vẫn có thể hạnh phúc chứ."

Soạn: AM 185405 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Công thức 17, bộ phim mang đến hình ảnh mới về thế giới gay ở Đài Loan.

Khởi chiếu ở ba rạp của Đài Bắc, Công thức 17 đã tạo được cơn sốt vé và nhanh chóng lan rộng xuống miền Nam Đài Loan. Thành công về mặt thương mại mà bộ phim có được là nhờ "cái bóng" khổng lồ của xê-ri phim truyền hình Những chàng trai pha lê. Mô tả một cách chân thực và cảm động về cuộc sống của các nhân vật đồng tính, bộ phim tạo nên tiếng vang lớn ngay cả với những khán giả tình dục khác giới ở Trung Hoa đại lục, cho dù đề tài mà nó đề cập đến quá mới lạ và táo bạo.

Nếu như phiên bản phim nhựa Những chàng trai pha lê năm 1986 nói về sự kìm nén tình dục đồng giới trong một xã hội gia trưởng, phiên bản truyền hình năm ngoái lại mô tả một cách sát thực hơn, và tươi đẹp hơn, về đời sống gay ở Đài Loan. Dường như thời vận đã mỉm cười với các nhân vật gay, vì bộ phim đã đề cập đến hạnh phúc, chứ không còn là bi kịch, như trước đây nữa. Trong số những người tham gia đóng và làm xê-ri phim truyền hình, nhiều người lại tiếp tục có mặt trong ê-kíp sản xuất bộ phim Công thức 17.

Trước đây, thị trường phim Đài Loan chịu sự thống trị của dòng phim nghiêm túc, trí thức của những "đại gia" đáng kính như Hầu Hạo Điền và Dương Đức Xương. Đơn cử, năm ngoái bộ phim Vượt qua cổng xanh (Lam sắc đại môn) kể về câu chuyện một chàng trai trẻ tuổi, đẹp trai đem lòng yêu một cô gái đồng tính thông minh nhưng cao ngạo, đã gây nên hiện tượng "cháy vé" ở Đài Loan. Năm 2003 còn chứng kiến sự ra đời của bộ phim Phi việt tình hải (Love me if you can) của đạo diễn Vương Dục Nhã, kể về câu chuyện tình kiểu Romeo-Juliet trong xã hội Đài Loan hiện đại giữa hai nhân vật đồng tính nữ.

Khi thế hệ X của Đài Loan trưởng thành và bắt đầu thể hiện thái độ tự do hơn đối với tình dục trên màn bạc qua những bộ phim lãng mạn, hạnh phúc, lớp đạo diễn lớn tuổi vẫn thể hiện tình dục đồng giới một cách thanh bình theo chủ nghĩa hiện sinh. Bộ phim Tạm biệt, quán rượu Rồng (Goodbye, Dragon Inn) của đạo diễn Sái Minh Lượng đoạt giải năm 2003 nói về một chàng thanh niên gay Nhật Bản tìm đến rạp chiếu bóng bỏ hoang để tìm kiếm "bạn tình". Ba bộ phim đoạt giải khác của ông cũng đều nói về các nhân vật đồng tính.

ĐD Sái Minh Lượng tâm sự: "Tôi sợ mọi người hiểu lầm. Tôi không thích người ta cứ hỏi phim của tôi có phải phim gay hay không, bởi vì tôi không muốn phim của mình bị xếp xó. Tôi muốn tác phẩm của mình phải vượt lên trên cụm từ "tình dục đồng giới". Chúng chứa đựng yếu tố tình dục đồng giới, nhưng đấy không phải là tất cả. Tôi chỉ muốn coi nhân vật của tôi là con người. Tôi luôn nghĩ rằng mình nên xử lý vấn đề đã chọn một cách khéo léo, dù là đồng tính hay không. Là đạo diễn, tôi luôn có nghĩa vụ phải hết sức cẩn thận, trung thực và trân trọng đối với chủ đề, chứ không phải là khai thác chủ đề."

Khánh Hà (Theo FEER)

Đề tài liên quan:

Nhận dạng giới tính: 5% nhân loại thiệt thòi

Châu Á phản ứng gì với hiện tượng "gay"?

Indonesia: Âm thầm chấp nhận quan hệ đồng tính

Gay ở Trung Quốc: Sau bức màn cuộc sống

Gay ở Singapore: Cái giá của lòng vị tha? 

Nơi ở mới, khởi đầu cho quan hệ đồng tính nữ?

,
,