,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
534504
ASEAN: kiểm soát dịch cúm gia cầm hiệu quả hơn
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

ASEAN: kiểm soát dịch cúm gia cầm hiệu quả hơn

Cập nhật lúc 18:43, Thứ Hai, 18/10/2004 (GMT+7)
,

Từng nước trong khối ASEAN đang thực hiện nhiều biện pháp mới nhằm kiểm soát dịch cúm gia cầm hiệu quả hơn. Toàn khối ASEAN cũng đang tính đến việc thành lập lực lượng đặc nhiệm chống dịch cúm gia cầm tái bùng phát.

Thái Lan: Đến từng nhà để kiểm tra cúm

Trong tuần qua, Bộ Y tế Thái Lan đã cho hơn 900.000 người tình nguyện đi đến từng hộ gia đình

Soạn: AM 174267 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Kiểm tra cúm gia cầm ở một trại gà tại Thái Lan.

trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm. Nhiệm vụ của những người tình nguyện là ghi nhận những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh hay các triệu chứng có liên quan đến đường hô hấp.  Theo bà Sudarat Keyurapan, Bộ trưởng Y tế Thái Lan, đã có khoảng 100 trường hợp người có các triệu chứng giống với nhiễm cúm gia cầm đã được phát hiện và bổ sung vào danh sách cần theo dõi. Những bệnh nhân này sẽ được xét nghiệm và điều trị thích hợp.

Bằng biện pháp trên, Chính phủ Thái Lan hy vọng nhanh chóng thanh toán được các ổ dịch cúm gia cầm. Trong năm nay, Thái Lan đã bị một đợt tái bùng phát dịch khiến cho 4 người chết. 

Vẫn theo bà Sudarat, Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cố gắng hạn chế sự lan rộng của dịch cúm gia cầm qua việc đưa ra các biện pháp cách ly vật nuôi một cách nhanh chóng. Virus đã bị khống chế nhờ sự giám sát chặt chẽ của chính quyền các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch. Các tỉnh và bộ liên quan đang phối hợp làm việc với nhau rất chặt chẽ, các tỉnh trưởng được chỉ định là người trực tiếp giám sát và thực hiện các chiến dịch nhằm loại trừ dịch cúm gia cầm tại địa phương của họ. Bộ Nông nghiệp sẽ đóng vai trò hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật và hậu cần để giúp các tỉnh kiểm soát việc vận chuyển gia cầm từ vùng này sang vùng khác trong khi Bộ Y tế tập trung vào việc điều trị cho các bệnh nhân.

Trong khi đó, Thái Lan và WHO đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp các bộ trưởng nông nghiệp và y tế của tất cả các nước Đông Nam Á. Cuộc họp này sẽ thảo luận về các biện pháp hợp tác nhằm loại trừ hoàn toàn dịch cúm gia cầm và quyết định có nên đưa ra tuyên bố Thái Lan hiện là vùng dịch bệnh hay không.

Cúm gia cầm: Phó Thủ tướng trở thành người phát ngôn...

Theo tin từ Bộ Y tế, Chính phủ Thái Lan đã chỉ định cho Phó Thủ tướng Chaturon Chaisaeng là người duy nhất được phát biểu về tình trạng cúm gia cầm tại Thái Lan. Việc làm này nhằm chấm dứt sự hoang mang trong và ngoài nước đối với tình hình cúm gia cầm của Thái Lan. Trước đây, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và các Bộ khác ở Thái Lan đã từng đưa ra các thông tin trái ngược nhau.

Theo quyết định trên của Chính phủ Thái Lan, từ nay, tất cả các thông tin về dịch cúm gia cầm phải được chuyển đến cho ông Chaturon trước khi nó được thông báo cho công chúng. Trong đó, có cả các báo cáo hàng ngày về tình hình bệnh dịch mà trước đây Trung tâm Kiểm soát Cúm gia cầm thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thông báo thẳng đến cho công chúng.

Hiện nay, ông Chaturon cũng là người giám sát các vấn đề về giáo dục, các nguồn tài nguyên và môi trường cũng như cả về các vấn đề về sức khỏe và nông nghiệp tại Thái Lan. Ông cho biết một trong những nhiệm vụ của ông là làm cho các nước khác hiểu đúng về tình hình cúm gia cầm tại Thái Lan thông qua Internet và qua các phát ngôn chính thức từ Bộ Ngoại Giao.

Đáng lưu ý là, ông Kumara Rai, đại diện của WHO tại Thái Lan, cũng giúp Chính phủ Thái Lan chấm dứt sự hoang mang của công chúng. Gần đây, ông K.Rai đã lên tiếng phủ nhận việc virus cúm gia cầm đã gây ra những cái chết ở heo: “Thậm chí, nếu một con heo được xác nhận đã nhiễm virus H5N1, thì việc ăn thịt con heo đó vẫn an toàn nếu thịt nó được nấu chín”, ông nói.

Malaysia: Tăng cường kiểm tra bệnh dịch

Các quan chức Malaysia cho biết họ đang điều tra về những cái chết của các con chim tại một số giếng dầu nằm ở phía Đông Nam bang Terengganu vì lo sợ về một cuộc bùng nổ cúm gia cầm tại đây. Các quan chức đang lấy mẫu từ những con chim bị chết để kiểm tra xem có chứa chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã gây ra cái chết cho ít nhất 30 người tại Việt Nam và Thái Lan trong năm nay hay không, ông Hawari Hussein – Tổng Giám đốc của Cục Thú y nói với hãng tin AFP.

Azizol Mohamad Sharom – Giám đốc của Cục Thú y bang Terengganu nói với hãng thông tấn Bernama (Malaysia) rằng: Họ được thông báo về hiện tượng một số lượng lớn chim bị chết tại các giếng dầu bởi một trong số những công nhân đang làm việc ở đó. Trường hợp bệnh nhân nhiễm virus cúm H5N1 đầu tiên của Malaysia đã được phát hiện vào tháng 8 vừa qua trong một ngôi làng tại Kelantan, một bang nằm cạnh bang Terengganu và giáp với biên giới Thái Lan.

Virus này lan truyền một cách nhanh chóng sang các khu vực khác tại Kelantan bất chấp các nổ lực mạnh mẽ của các quan chức về sức khỏe và thú y để ngăn chặn loại virus này, bắt buộc chính phủ phải ban hành lệnh cách ly tại bang này, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm ra và vào khu vực này. Terengganu - một bang trước nay chưa hề có bất kỳ một trường hợp nhiễm cúm gia cầm nào, đã được cảnh báo về khả năng bùng phát dịch tại đây.

Soạn: AM 174271 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Khử trùng cho chim nuôi để phòng ngừa cúm gia cầm.

Chính quyền tại đây đã tiến hành khám sức khỏe cho hàng trăm dân làng và cô lập một vài trường hợp có triệu chứng giống như nhiễm cúm tại bệnh viện. Điều may mắn là, sau đó tất cả các xét nghiệm đều cho thấy không ai trong số đó bị nhiễm virus H5N1. Kể từ cuối tháng 9 vừa qua cho đến nay, tại đây không có trường hợp nhiễm cúm gia cầm mới nào, tuy nhiên ông Hawari nói rằng sẽ vẫn duy trì lệnh cấm tại Kelantan. “Chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát tại các khu vực biên giới. Chúng tôi đang xem xét các động tĩnh từ phía bên kia biên giới”, ông nói.

Dịch cúm gia cầm đã làm cho ngành công nghiệp gia cầm Malaysia thiệt hại mỗi ngày lên tới 2.63 triệu USD do lệnh cấm nhập gia cầm của họ đưa ra từ nước láng giềng Singapore và các quốc gia khác. Tuy nhiên Singapore đồng ý sẽ bãi bỏ từng phần lệnh cấm và nối lại việc nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ hai bang phía Nam của Malaysia không bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm kể từ ngày 30 tháng 09 qua.

Thái Lan và Malaysia hợp tác kiểm soát cúm gia cầm

Thái Lan và Malaysia đã đồng ý hợp tác kiểm soát dịch cúm gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước và tiến hành dự án xây cầu trên sông Kolok.

Trong thỏa thuận đạt được giữa Thủ tướng Thái Lan – ông Thaksin Shinawatra và Thủ tướng Malaysia – ông Abdullah Ahmad Badawi diễn ra tại Phuket (Thái Lan) tuần rồi, hai quốc gia đã cam kết nhanh chóng trao đổi thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lan rộng của dịch cúm gia cầm.

Cơ cấu hợp tác giữa Bộ Y tế của hai nước cũng sẽ được thiết lập nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc chiến chống dịch bệnh. Hai nhà lãnh đạo cũng ký kết việc chấp thuận cho phép vận chuyển hàng hóa dễ hỏng như rau củ… với số lượng không hạn chế từ Thái Lan đến Singapore qua ngõ Malaysia. TT Thaksin và TT Abdullah đã chủ trì một nghi lễ đánh dấu việc khởi công xây dựng cây cầu nối giữa Thái Lan và  Malaysia bắt ngang qua sông Kolok.

Đài Loan: Cảnh báo từ xa

Ông Chen Chien-Jen – Bộ trưởng Y tế Đài Loan hôm thứ 6 tuần qua đã cảnh báo về sự nguy hiểm của một dịch cúm gia cầm mới có thể sẽ xuất hiện, cúm gia cầm mới này chủ yếu vẫn sẽ diễn ra ở châu Á, tuy nhiên nó có khả năng lan rộng đến cả Mỹ và châu Âu. “Căn bệnh này khi đó có thể lan truyền một cách nhanh chóng do người nhiễm bệnh có khả năng lan truyền loại virus này cho nhiều người xung quanh cùng một lúc”, ông phát biểu tại diễn đàn về sức khỏe của các nước châu Âu được tổ chức tại Gastein (Áo), cách thủ đô Vienna 350 km về phía Tây.

“Virus này có thể lan rộng ra toàn thế giới, từ châu Á lan sang đến Mỹ và châu Âu”. Căn cứ vào giả thuyết của ông về sự kiện tại Thái Lan “hiện có nhiều nghi ngờ xung quanh trường hợp đầu tiên của virus cúm gia cầm lây truyền từ người sang người”. “Nếu việc này được xác nhận thì sẽ hậu quả sẽ rất nghiêm trọng đối với cả thế giới”, ông nói.

Ông Chen cũng cảnh báo “cúm gia cầm là một hiểm hoạ thật sự đối với châu Âu và việc nhập khẩu gia cầm sống từ các quốc gia châu Á là các nhân tố tiềm tàng của nguy cơ lan rộng của loại virus này” ra khắp thế giới.

ASEAN: Thành lập lực lượng đặc nhiệm chống dịch?

Không chỉ riêng mỗi nước, các quốc gia thành viên của ASEAN là Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam hiện đang cùng nhau phối hợp nhằm đối phó lại với sự bùng phát của dịch cúm gia cầm.

Theo tin từ Reuters, các bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kết thúc hai ngày họp vào thứ sáu qua và đưa ra một tuyên bố chung rằng virus cúm gia cầm H5N1 đe dọa đến “sức khỏe toàn cầu, sản lượng gia cầm, sự phát triển của thương mại và kinh tế”. ASEAN cũng dự định thiết lập một lực lượng đặc nhiệm cho nổ lực chống lại dịch bệnh này.

Philippines: cảnh giác cao độ trước dịch

Pablo Balite – một viên chức của Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết: Những con bồ câu được phát hiện thấy trên một con tàu đến từ Đài Loan vào tuần qua và đang neo đậu tại cảng Cebu đã được kiểm tra và hoàn toàn không bị nhiễm virus cúm gia cầm. Các xét nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm trung tâm của Bộ Nông Nghiệp đặt tại Manila. Mỗi con bồ câu đều buộc một dải băng ở chân và dấu hiệu đã qua kiểm dịch được đóng vào cánh của chúng bằng tiếng Trung Quốc – những dấu hiệu mà thoạt tiên đã gây ra sự sợ hãi cho các nhà chức trách – vì nghi ngờ đó là dấu hiệu cảnh báo cho một điều tồi tệ gì đó có thể xảy đến.

Mặc dù trước đó văn phòng của ông Balite cũng đưa ra cảnh báo đến những người có thể vẫn còn cầm giữ một số trong các con chim của chiếc tàu nói trên nên có biện pháp phòng bị hoặc đem chúng trả lại cho văn phòng của ông cho đến khi có kết luận từ văn phòng tại Manila về việc chúng không bị nhiễm cúm gia cầm. “Các chữ đóng trên cánh của chúng bằng tiếng Trung Quốc mang ý nghĩa là những con bồ cầu đã được kiểm dịch cho thấy chúng không bị mắc loại virus cúm. Đó cũng là lý do vì sao người Đài Loan thả chúng ra sau khi nước này công bố là không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm”, ông Balite nói.

Các công nhân tại cảng, trong khi bốc dỡ hàng hóa từ tàu M/V Ocean Park đến từ Cao Hùng (Đài Loan) đã hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy những con bồ câu có đôi cánh được in dấu bay ra khỏi khu vực chứa hàng của con tàu đã cập cảng từ sáng ngày 06 tháng 10. Họ đã kịp thời bắt được một số bồ câu đang đậu trên cầu cảng, một số người bắt được đã giữ lại để nuôi trong khi số khác đã bán chúng cho những người không rõ danh tánh.

Văn phòng của ông Balite đã thu giữ được 16 con bồ câu trong số đó và lấy mẫu từ chúng để đem xét nghiệm tại văn phòng ở Manila. Ông Balite cho biết những con bồ câu này đã bị tiêu huỷ thậm chí trước cả khi các kết quả xét nghiệm được gửi trả lại. 

  • Trần Anh (Tổng hợp)
,
,