,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
521146
Cúm gia cầm châu Á, bao giờ chấm dứt?
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Cúm gia cầm châu Á, bao giờ chấm dứt?

Cập nhật lúc 18:29, Thứ Sáu, 01/10/2004 (GMT+7)
,

Sự tái phát của cúm gia cầm - căn bệnh đã giết 30 người trong năm nay, tàn phá ngành gia cầm châu Á cũng như làm giảm lòng tin của nhà đầu tư - dường như sẽ tồi tệ thêm trước khi có dấu hiệu tốt hơn.

Soạn: AM 158075 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Gà nuôi nhốt tại trang trại.

Các đợt dịch cúm gia cầm trong những tháng gần đây, đặc biệt tại Thái Lan, đã làm dấy lên lo ngại mới về khả năng virus H5N1 lây truyền từ người sang người. Lo ngại này là có cơ sở khi Thái Lan khẳng định vào hôm 28/9 rằng một phụ nữ 29 tuổi tử vong là do nhiễm virus cúm khi tới chăm sóc cô con gái 11 tuổi tại bệnh viện ở xa nơi làm việc. Trước đó, virus cúm mới chỉ truyền từ gia cầm, chủ yếu là gà và vịt, sang người. Hiện các quan chức Thái Lan vẫn đang tiến hành xét nghiệm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nếu virus H5N1 trao đổi gien với virus cúm người, dạng virus mới sẽ gây ra đại dịch cúm người toàn cầu. Do vậy, gần đây WHO đã cử một nhóm chuyên gia dịch tễ hàng đầu tới Thái Lan để đánh giá tình hình. Trong khi đó, Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới tuyên bố dịch cúm châu Á là một ''cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu'' và cần sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cộng đồng quốc tế có nhất trí về phương thức tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm hay không. Đầu năm nay, dường như các quan chức y tế châu Á đã kiểm soát được dịch bệnh sau khi giết hơn 100 triệu gia cầm tại các nước từ Nhật Bản, Trung Quốc ở phía Bắc cho tới Việt Nam, Thái Lan và Indonesia ở phía Nam. Khi cúm gia cầm tái phát tại Thái Lan và Việt Nam trong tháng bảy, tiếp theo là Malaysia và Campuchia, sự tập trung dồn về nguyên nhân gây bệnh. Các nhà khoa học đang cố tìm hiểu lợn, vịt và chim di cư đóng vai trò gì trong việc lây lan cúm gia cầm.

Soạn: AM 158087 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhiều quốc gia châu Á không đủ lực để giết toàn bộ đàn gia cầm khi có dịch.

Hans Wagner, chuyên gia an toàn thực phẩm của FAO tại Bangkok, cho biết ông và các chuyên gia virus khác tin rằng, cơ thể vịt có thể là nơi trú ẩn của virus H5N1. Điều đó có nghĩa là vịt có thể mang mầm bệnh mà không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng như gà bị ảnh hưởng. Wagner cho rằng, các nước châu Á cần đầu tư mạnh để tăng cường cũng như xây dựng các cơ chế giám sát và an toàn sinh học. Các cơ chế đó sẽ phần nào tách gia cầm với chim hoang dã. FAO dự định đưa ra báo cáo trong tháng 12 tới, dự đoán kinh phí mà khu vực cần cho an toàn sinh học và kiểm soát bệnh dịch.

Wagner nói: ''Chúng tôi vẫn không hài lòng với tình trạng thiếu các biện pháp an toàn sinh học trong các nông trại và ở những khu chợ ướt. Đã có một số thay đổi song điều đó là chưa đủ''. Theo các chuyên gia y tế, một số nước đang đi trước các nước khác. Chẳng hạn, Thái Lan đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia y tế quốc tế về những cải thiện trong việc giám sát và dò bệnh dịch kể từ đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên hồi tháng 1/2004. Mặt khác, một số chuyên gia nói rằng, vẫn còn những khe hở về tính minh bạch trong việc thông báo bệnh dịch ở Trung Quốc. Lại có những lo ngại về việc thiếu kinh phí giải quyết vấn đề này tại các nước khác.

Có lẽ điều quan trọng hơn là sự tranh cãi khoa học về hiệu quả của vắc-xin. FAO cho rằng sử dụng vắc-xin không chỉ bảo vệ được gia cầm khỏe mạnh mà còn giảm lượng virus trong phân của gia cầm nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lo ngại rằng tiêm chủng không có kiểm soát sẽ làm virus H5N1 đột biến thành một dạng nguy hiểm hơn đối với con người. Thái Lan đã loại trừ khả năng này vào tuần trước, một phần do lo ngại vắc-xin không đảm bảo có thể tạo ra những dạng virus mạnh hơn.

Soạn: AM 158101 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tiêm vắc-xin phải được tiến hành đồng thời với việc giám sát và xét nghiệm chặt chẽ.

Giết gà là phương pháp dễ dàng hơn và tỏ ra hiệu quả, ít nhất là tại các nước đang phát triển. Khi cúm gia cầm bùng phát tại một trại gà ở bang Texas (Mỹ) vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, toàn bộ khu vực bị cô lập và gà trong đó bị tiêu hủy. Tới ngày 25/8, nước Mỹ không còn dịch cúm. Các chuyên gia lưu ý rằng vắc-xin có thể ngăn chặn sự lây lan của virus nếu được tiến hành đồng thời với việc giám sát và xét nghiệm chặt chẽ. Tiêm chủng đã thành công ở nhiều vùng của Ý và Mỹ. Còn đối với nông dân ở các nước đang phát triển, những người đang cố gắng bảo vệ miếng cơm manh áo, tiêm vắc-xin dường như là một ý tưởng hay. Nó hứa hẹn giữ cho gà khỏe mạnh không nhiễm bệnh và giảm nhẹ triệu chứng ở những con đã nhiễm virus.

Chủng ngừa cho gia cầm cũng gây rủi ro thương mại. Một số thị trường xuất khẩu lớn của Đông Nam Á, trong đó có châu Âu, hạn chế nhập sản phẩm gia cầm từ các nước có sử dụng vắc-xin. Thái Lan, nước xuất khẩu gia cầm lớn nhất châu Á, đã cấm sử dụng vắc-xin tại các trang trại. Indonesia, Trung Quốc và Pakistan đã bắt đầu thử nghiệm sử dùng vắc-xin kết hợp với giết gia cầm. Theo Wagner, vẫn chưa rõ tiêm vắc-xin có thể giải quyết được dịch cúm hay không. Trong một số trường hợp, nó là công cụ hữu ích. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ trong các trường hợp khác. Mỗi quốc gia phải tự đưa ra biện pháp của riêng mình.

  • Minh Sơn (Tổng hợp)
,
,