,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
504738
Hà Nam chưa tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Hà Nam chưa tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất

Cập nhật lúc 00:26, Thứ Sáu, 27/08/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sự cố kẹt nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại Khánh Hòa xảy ra tháng 10/2002 là một bài học về việc sử dụng nguồn (phóng xạ) khi chưa có giấy phép. Nay, lại xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ Cs-137 tại Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung ở Hà Nam.

Một nguồn phóng xạ Cs-137 được khoá bằng xích để ngừa bị đánh cắp. (Ảnh chụp ở nước ngoài)

Đến thời điểm này, do vẫn chưa thấy ''tăm hơi'' nguồn phóng xạ này, Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) đã chỉ đạo Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ Hạt nhân (KS&ANBXHN) tiến hành điều tra, phối hợp với Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Sở KH-CN tỉnh Hà Nam, Công an Hà Nam tổ chức tìm kiếm. Đồng thời, Bộ KH-CN cũng đề nghị ngành y tế Hà Nam thông báo cho các cơ sở y tế trong tỉnh lưu ý đến sự cố, kịp thời phát hiện những bệnh nhân có biểu hiện bức xạ, bỏng phóng xạ để có hướng điều trị và thông báo cho Cục KS&ANBXHN tìm thu hồi nguồn phóng xạ.

Nhiều kỹ thuật bức xạ hạt nhân không thể thay thế đã trở thành những công cụ, phương pháp hữu hiệu trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh như X-quang, bảo quản lương thực, thực phẩm...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các mối nguy hiểm và rủi ro bức xạ có đặc thù là có thể gây ra các hiệu ứng sinh học. Mức độ xảy ra phụ thuộc vào liều bức xạ nhưng tính trầm trọng của bệnh lý như ung thư, sinh con quái thai lại không phụ thuộc vào giá trị liều nhận phải. Chính điều này làm cho vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ trở nên phức tạp hơn so với các loại an toàn khác, đòi hỏi phải có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ. 

Sự cố mất nguồn này diễn ra tại Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung đặt tại thôn Cổ Đông, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là đơn vị sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng, dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập từ Trung Quốc. Dây chuyền sản xuất này có sử dụng nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động. Công ty đi vào sản xuất từ tháng 9/1999, đến ngày 23/12/2003 thì nguồn phóng xạ này bị mất. Đến nay, tung tích của nguồn phóng xạ Cs-137 vẫn đang là dấu hỏi chấm với các cơ quan chức năng.

Điều đáng nói là Công ty Việt Trung đã có đơn xin cấp phép sử dụng nguồn phóng xạ. Do hồ sơ thiếu, Cục KS&ANBXHN đã hướng dẫn bổ sung song đến nay, Công ty vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép.

Hơn nữa, đến tháng 5/2004, khi Sở KN-CN tỉnh Hà Nam đến thanh tra an toàn bức xạ hạt nhân tại Công ty mới được báo cáo về việc mất nguồn (tức là cách thời điểm mất đã năm tháng). Và mãi đến ngày 4/6/2004, Bộ KH-CN mới nhận được báo cáo về sự cố mất nguồn này từ Sở KH-CN tỉnh Hà Nam!

Ngay sau đó, Bộ KH-CN đã chỉ đạo các ngành liên quan vào cuộc. Cho đến nay, việc tìm kiếm và thu hồi nguồn chưa đạt kết quả. Theo báo cáo của đoàn khảo sát, tìm kiếm nguồn trong hai ngày 7 và 8/7/2004, nguồn phóng xạ Cs-137 không còn được cất giấu trong khu vực nhà máy của Công ty và các khu lân cận. Môi trường tại các khu vực này và chín cơ sở thu mua phế liệu kim loại, sản xuất, chế biến sắt thép tại huyện Thanh Liêm chưa bị nhiễm bẩn phóng xạ.

TS Đặng Thanh Lương, cục phó Cục KS&ANBXHN, cho biết: ''Nguồn Cs-137 là nguồn kín để chống sự rò thoát chất phóng xạ vào môi trường. Nguồn này được bảo vệ, che chắn bức xạ trong một hộp bảo vệ. Khi nguồn bị mất, nếu nguồn bị tháo ra khỏi hộp bảo vệ và che chắn bức xạ thì sẽ gây chiếu xạ cho con người ở khoảng cách gần nguồn với suất liều lớn, nguy hiểm cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu nguồn bị đập vỡ thì chất phóng xạ sẽ thất thoát vào môi trường, gây nhiễm bẩn phóng xạ. Nếu nguồn bị lẫn vào phế liệu kim loại làm nguyên liệu cho nhà máy, cơ sở luyện, nấu thép, nguồn sẽ bị nung chảy làm lò luyện thép và thép sản xuất ra bị nhiễm bẩn phóng xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người''.

Nguồn Cs-137 có chu kỳ bán rã 30 năm, do vậy có thể tồn tại trong môi trường lâu dài, làm tăng các nguy cơ chiếu xạ đến người dân.

Nguồn phóng xạ Cs-137 dung trong công nghiệp này vẫn chưa được tìm thấy, là bài học cho việc cần thiết của công tác thanh kiểm tra, thống kê các cơ sở có sử dụng nguồn.

  • Lệ Hà

,
,