,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
460482
Cúm gia cầm: Toàn cầu chuẩn bị cho những điều xấu nhất
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Cúm gia cầm: Toàn cầu chuẩn bị cho những điều xấu nhất

Cập nhật lúc 03:06, Thứ Sáu, 16/07/2004 (GMT+7)
,
Các nước đang vội vã dự trữ thuốc Tamiflu, loại thuốc duy nhất hiện nay có tác dụng với virus H5N1.
 
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch cúm gia cầm gây nguy hiểm chết người sẽ tiếp tục tồn tại ở gia cầm của các nước châu Á trong nhiều năm nữa. Vì vậy, đã có dấu hiệu cho thấy chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang dự trữ thuốc và chạy đua trong việc phát triển vắc-xin phòng ngừa trường hợp cúm gia cầm sẽ trở thành một bệnh dịch tầm cỡ thế giới, một khi nó có được khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác.
 
Gà chết vì virus H5N1 vẫn còn trong môi trường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi toàn thế giới phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chống lại bệnh dịch này. WHO cũng cảnh báo rằng nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh này trở nên không những lan rộng ở gia cầm mà còn gây nên nhiều cái chết ở người hơn nữa. Cái gọi là “cúm gia cầm” đã giết chết 23 trong số 34 người bị nhiễm bệnh trực tiếp từ gà tại Việt Nam và Thái Lan vào đầu năm 2004, tuy nó chưa lây lan từ người qua người.
 
Người phát ngôn của WHO nói: “Nguy cơ xuất hiện một loại virus gây dịch bệnh mới cực kỳ nguy hiểm cho con người sẽ vẫn còn đó chừng nào virus cúm gia cầm còn tồn tại trong môi trường”. WHO cũng thúc giục thế giới phải nỗ lực và hành động nhanh hơn nữa trong việc chế tạo bằng được một loại vắc-xin hữu hiệu để đối phó với tình hình hiện nay. Thậm chí trước khi Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan báo cáo các vụ tái phát cúm gia cầm trong những ngày vừa qua, nhiều nước phát triển đã chuẩn bị đối phó cho một bệnh dịch lớn có thể xảy ra ở người.
 
Mỹ và các quốc gia châu Âu đã và đang thương lượng để mua dự trữ thuốc Tamiflu - loại thuốc duy nhất được cho rằng có tác dụng đối với người bị nhiễm virus cúm gia cầm týp A (H5N1) và họ cũng đang chạy đua trong việc phát triển một loại vắc-xin mới hữu hiệu hơn.
 
Các phòng thí nghiệm làm việc với WHO đã dùng các thiết bị cho việc nghiên cứu gien để tạo ra một lượng vắc-xin hữu hiệu nhưng với số lượng rất nhỏ. WHO cho biết đã chuyển mẫu vắc-xin đó cho hai công ty của Mỹ để họ có thể tiếp tục phát triển thành vắc-xin thành phẩm tuy số lượng của nó cũng sẽ còn rất khiêm tốn. WHO cũng thúc giục các thử nghiệm vắc-xin trên người phải được triển khai nhanh chóng hơn nữa. Các chuyên gia về sức khỏe cảnh báo: Cho dù vắc-xin có thể được triển khai trước dịch cúm vào mùa đông này thì cố gắng lắm cũng sẽ chỉ mới chủng ngừa được một phần nhỏ của dân số thế giới mà thôi. 
 
Trung Quốc cũng đang thương lượng để mua dược phẩm Tamiflu, một viên chức về sức khỏe của Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Đài Loan thì đã mua một lượng lớn dược phẩm Tamiflu và vẫn đang tìm kiếm để mua nhiều hơn nữa, đồng thời đang thiết lập cho việc chủ động sản xuất thuốc của chính mình. Tại Nhật Bản, Bộ Y tế cũng đang cố gắng chuẩn bị cho việc sản xuất thuốc Tamiflu trong nước - dược phẩm này hiện nay chỉ được sản xuất ra từ một nhà máy của Công ty Dược phẩm Roche Holding đặt tại châu Âu.
 
Chết nỗi, vắc-xin cho loại virus cúm týp A (H5N1) không thể phát triển được từ trứng dễ dàng như các phương pháp sản xuất vắc-xin thông thường khác thường dùng. Các nhà khoa học đã chế tạo ra vắc-xin thử nghiệm bằng cách sử dụng các kỹ thuật biến đổi gien mới nhất để chỉnh sửa cấu trúc gien của virus gây bệnh. Điều này sẽ cho phép virus phát triển trong trứng như cách làm vắc-xin thông thường trong khi vẫn cung cấp được sự bảo vệ cho con người trước virus sau khi nó trở thành một loại vắc-xin. Tuy nhiên các kiểm tra nhằm đảm bảo sự an toàn và các thử nghiệm trên người cần phải được thực hiện hết sức kỹ lưỡng trước khi vắc-xin có thể được sản xuất hàng loạt, và các vấn đề pháp lý nảy sinh trong việc sử dụng một loại vắc-xin bị biến đổi về mặt di truyền có thể làm cho các công ty miễn cưỡng khi phải đầu tư cho việc sản xuất loại vắc-xin này tại Mỹ.
 
TS Bruce Gellin, giám đốc Chương trình Vắc-xin Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Con người tại Washington (Mỹ) nói: "Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách sản xuất vắc-xin bằng phương pháp nuôi cấy tế bào, một bước chuẩn bị rất cần thiết nếu như dịch cúm gia cầm dẫn đến việc trứng bị thiếu hụt hay không còn có thể sử dụng được nữa cho việc sản xuất ra vắc-xin. Vậy mà các chuyên gia về sức khỏe vẫn cho rằng lo như vậy là chưa đủ xa"! 
 
"Tamiflu là loại thuốc chống virus chỉ có tác dụng nếu được dùng trong hai ngày đầu tiên ngay sau khi bắt đầu bị nhiễm bệnh. Do vậy, dù chỉ hơi bị hắt hơi nhảy mũi cũng đã phải uống Tamiflu trước khi biết chắc là mình không bị nhiễm cúm gia cầm. Nếu vậy, lượng thuốc Tamiflu cần dùng trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe sẽ là một con số khổng lồ." - TS Roy Anderson, nhà dịch tể học của trường Đại học London nói.
 
Tamiflu là một dược phẩm khá mới, bản quyền vẫn còn hiệu lực do đó đắt tiền. Giá bán lẻ phổ biến tại Mỹ là 68 USD/10 viên uống trong năm ngày. Mặc dù Hãng Roche cung cấp cho các nhà buôn sỉ với giá thấp hơn nhưng nó đắt đỏ do đang bị đầu cơ tích trữ ở cấp quốc gia và các khó khăn trong khâu sản xuất. “Nếu Tamiflu được sử dụng trong tình huống dịch bệnh thì nó sẽ phải được dự trữ.” - một viên chức của Roche cho biết. Ông này cũng cảnh báo thêm rằng “sẽ mất nhiều thời gian nếu phải sản xuất với số lượng lớn”. 
 
Một quan chức khác của Roche cũng cho biết công ty đang tìm cách để gia tăng khả năng sản xuất Tamiflu. “Giả sử bệnh dịch không xảy ra thì sản phẩm của chúng tôi đã đủ thoả mãn cho các nhu cầu cần thiết.” - ông nói thêm.
 
Mới đây, WHO vừa đưa ra quyết định: Dược phẩm kháng virus phải được lưu trữ theo từng khu vực và phải được nhanh chóng đưa ra phân phát cho mọi người ngay khi bệnh cúm bắt đầu có dấu hiện lây lan cho người. Klaus Stoehr, người đứng đầu chương trình về bệnh cúm của WHO nói: "Nếu bệnh bắt đầu dần lan truyền từ người sang người, chúng ta vẫn có khả năng dập tắt được nó bằng cách tiến hành điều trị sớm cho tất cả các người bị nhiễm bệnh".
 

Trần Anh
(theo Bangkok Post)
,
,