Tạo phôi thai người đầu tiên nhờ cấy ghép mô buồng trứng
17:26' 09/03/2004 (GMT+7)

Ung thư vú là căn bệnh hết sức quái ác - ngay cả khi không gây tử vong, nó vẫn có thể tước đi quyền làm mẹ của nhiều phụ nữ phải điều trị bằng phẫu thuật. Chính vì vậy, cái tin tạo được phôi thai người nhờ cấy ghép mô buồng trứng đã thắp lên hy vọng được làm mẹ cho hàng trăm ngàn phụ nữ trên thế giới.

Hy vọng làm mẹ của phụ nữ điều trị ung thư lại được loé lên.

Nhiều năm nay, giới nghiên cứu y học đã nỗ lực cấy ghép mô buồng trứng ở người, nhưng đây là lần đầu tiên họ tạo được trứng chất lượng cao và một phôi thai có thể phát triển được từ một ca cấy ghép. Nhóm nghiên cứu do Kutluk Oktay thuộc ĐH Cornell (New York, Mỹ) phụ trách đã lấy mô buồng trứng từ một người phụ nữ 30 tuổi bị ung thư vú, trước khi người này được phẫu thuật và trở nên vô sinh. Họ làm lạnh mô trong suốt sáu năm liền, sau đó cấy vào dưới da bụng của người phụ nữ đó. Sau ba tháng, mô bắt đầu hoạt động bình thường và tạo trứng. Những quả trứng phát triển tốt được cho thụ tinh trong ống nghiệm, tạo nên một phôi thai thành công.

Oktay cho biết: "Cuộc nghiên cứu này là bằng chứng về tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sinh sản trên hai phương diện: thứ nhất, phụ nữ có thể bảo tồn khả năng sinh sản của mình bằng cách làm đông mô buồng trứng; thứ hai, họ hoàn toàn có thể mang thai ngay cả khi mô bị làm lạnh trong thời gian rất dài. Phương pháp này còn có thể giúp cho trẻ em gái bị ung thư nuôi hy vọng được làm mẹ."

Trước đây, Oktay và đồng nghiệp đã từng cấy ghép mô buồng trứng người, nhưng nang nguyên thuỷ chứa trứng không phát triển vẫn còn ở giai đoạn quá sớm. Điều này có nghĩa là trứng thu hoạch được không thể thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, sau khi cải tiến phương pháp thu hoạch trứng, nhóm nghiên cứu đã tạo được 20 trứng phát triển tốt, trong đó có tám trứng phù hợp với thụ tinh trong ống nghiệm.

Nhưng ngay cả khi kết quả đạt được rất hứa hẹn, việc cấy ghép tế bào buồng trứng vẫn còn có khả năng gây nguy hiểm. Johan Smitz, trưởng Khoa Sinh học Nang thuộc Bệnh viện ĐH Vrije (Brussels, Bỉ), cho biết: "Cần phải hết sức thận trọng, sao cho khi đưa mô này về với cơ thể của bệnh nhân ung thư đã được điều trị, chúng ta không đưa tế bào ung thư trở lại."

Khánh Hà (Theo NewScientist)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sốt xuất huyết hoành hành khắp Indonesia (09/03/2004)
Dùng công nghệ ADN để chống ung thư da (08/03/2004)
Hút thuốc lá có thể khiến bạn mù mắt (08/03/2004)
Cho con đôi mắt long lanh (08/03/2004)
Miễn tiền điều trị máu cho người hiến máu tình nguyện (07/03/2004)
Vẫn phải đề phòng dịch sốt xuất huyết (05/03/2004)
Bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao (03/03/2004)
Hàn Quốc giúp xây dựng bệnh viện (03/03/2004)
Hợp tác Trung - Mỹ về phòng, chống AIDS (03/03/2004)
Pháp viện trợ máy thở chống dịch cúm (27/02/2004)
14 năm, 1 bằng sáng chế giúp tiết kiệm hàng chục triệu USD/năm (27/02/2004)
Dịch sốt xuất huyết ngày càng tồi tệ ở Indonesia (26/02/2004)
Giao quyền tự chủ về tài chính cho giám đốc bệnh viện (25/02/2004)
Hoàn tất giải mã gien virus H5N1, song virus vẫn đột biến từng năm! (25/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang