Cho con đôi mắt long lanh
18:38' 08/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Không chỉ lưu ý bạn về những yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến sức khỏe đôi mắt của trẻ em, những gợi ý thú vị sau đây sẽ giúp bạn dễ "dụ" trẻ ăn cà rốt để bổ sung sinh tố A...

Báo động đỏ về đôi mắt của bé

Khám tổng quát cho bé tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. Khám mắt cũng là một nội dung quan trọng...

Qua các đợt khảo sát ở nhiều trường mầm non và tiểu học tại TP.HCM, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thiếu nhi đã phát hiện số trẻ con mắc phải bệnh về mắt từ rất sớm. Có bé mặc dù trong gia đình không có ai bị cận nhưng mới bốn tuổi đã bị cận gần 2 độ.

Lý giải về điều này, BS Nguyễn Trần Thúy Hằng - phó Khoa Tạo hình thẩm mỹ chuyên khoa mắt (Bệnh viện Mắt TP.HCM) cho hay: “Trẻ con sống ở thị thành có khả năng mắc phải bệnh về mắt rất sớm, phổ biến là cận thị, loạn thị… Đó là do các em thiếu hẳn một không gian, khung cảnh thoải mái như ở thôn quê, điều này hạn chế tầm nhìn của trẻ. Ở thành phố, ngoài giờ lên lớp, trẻ phải loanh quanh trong nhà, nhiều em không chỉ xem ti-vi quá nhiều mà còn ngồi gần sát màn hình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của các em. Hơn nữa, bàn ghế tại nhà trường dùng cho học sinh các cấp hầu hết chưa phù hợp, khiến các em có tư thế ngồi sai lệch nên dĩ nhiên đôi mắt phải gánh chịu hậu quả”.

Để giúp bé có được đôi mắt khoẻ mạnh và sáng long lanh, phụ huynh cần giúp trẻ cải thiện những vướng mắc nói trên. Tuy nhiên, đôi mắt khoẻ không chỉ do yếu tố ngoại cảnh mà cũng rất cần có sự chăm sóc cơ thể. Ai cũng biết sinh tố A rất tốt cho mắt nhưng làm thế nào để trẻ vui vẻ tiếp nhận thức ăn có chứa sinh tố này là cả một nghệ thuật, bởi vấn đề biếng ăn của trẻ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh...

Bổ sung sinh tố A cho bé, một... nghệ thuật!

Đối với bé, cha mẹ là người bé đặt niềm tin tưởng và thích được giống như cha mẹ. Đặc biệt ở độ tuổi 3-4, thời điểm mà các chuyên gia tâm lý cho rằng bé sẽ làm một cuộc “cách mạng” để hình thành một nhân cách sơ khai đầu tiên, bé luôn muốn làm “người lớn” nên thường hay bắt chước những người xung quanh, từ cách ăn nói đến việc nói năng, ăn uống. Vì vậy trước hết, cha mẹ hãy làm gương trong việc ăn uống của bé.

Cà rốt là một thứ bổ dưỡng đặc biệt giàu chất beta-caroten (tiền sinh tố A), khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển thành sinh tố A rất quan trọng đối với sức khoẻ. Vì vậy phải làm gì để bé chịu ăn cà rốt?

Trước tiên, bạn phải biết chế biến cà rốt sao cho bé có thể ăn được: tùy số răng của bé mà mẹ phải băm nhuyễn, xắt sợi, cắt nhỏ, hay mèm. hay ăn sống… Hãy cùng ăn cà rốt với bé, thậm chí phải ăn trước khi cho bé ăn và phải tỏ sự ưa thích của mình đối với cà rốt bằng vẻ mặt, lời nói, như hít hà: “Cà rốt ngon quá, ngọt quá, mềm như kem sữa vậy”…

Hoặc bạn có thể gắn củ cà rốt vào một... câu chuyện: “Con hãy xem hình chú thỏ đang cầm củ cà rốt đây này, thỏ rất thích ăn cà rốt cho nên mắt thỏ sáng, con hãy ăn cà rốt cho sáng mắt như thỏ…”; và cho bé biết lợi ích của cà rốt bằng những lời giải thích đơn giản: “Ăn cà rốt cho sáng mắt”, “ăn cà rốt cho đẹp da”…

Sau cùng, hãy thay đổi cách chế biến cho bé thích thú với sự mới lạ: khi thì xắt cà rốt hình tròn, khi thì tỉa thành hình bông hoa, hình ngôi sao… làm cho bé tưởng như là một loại thức ăn mới, hấp dẫn.

Bé thích được hỏi ý kiến, được chọn lựa: “Con thích ăn cà rốt hình tròn hay hình bông hoa?”.

Đối với trẻ con, bạn đừng bao giờ hỏi: “Con ăn cà rốt không?”, vì bé sẽ trả lới là không. Bạn hãy thử hỏi: “Con thích ăn cà rốt hình tròn hay hình bông hoa?”, chắc bé sẽ chịu ăn một trong hai "tùy chọn" ấy.

Bé có thể thích cạnh tranh, bắt đầu có tính ganh đua nên bạn cũng có thể: “Mẹ ăn cà rốt trước con nha, rối con sẽ ăn ha?”. Bé sẽ đòi ăn trước mẹ ngay. Hãy khen: “Con múc miếng cà rốt to quá, ngon quá, giỏi quá”!

Và còn những “mẹo vặt” khác giúp bé ăn ngon mà bạn từng áp dụng, hay đang ngẫm nghĩ để tìm ra. Chúc các bạn thành công!

• Nguyên Sa (Theo TT Dinh Dưỡng TP.HCM) 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Miễn tiền điều trị máu cho người hiến máu tình nguyện (07/03/2004)
Vẫn phải đề phòng dịch sốt xuất huyết (05/03/2004)
Bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao (03/03/2004)
Hàn Quốc giúp xây dựng bệnh viện (03/03/2004)
Hợp tác Trung - Mỹ về phòng, chống AIDS (03/03/2004)
Pháp viện trợ máy thở chống dịch cúm (27/02/2004)
14 năm, 1 bằng sáng chế giúp tiết kiệm hàng chục triệu USD/năm (27/02/2004)
Dịch sốt xuất huyết ngày càng tồi tệ ở Indonesia (26/02/2004)
Giao quyền tự chủ về tài chính cho giám đốc bệnh viện (25/02/2004)
Hoàn tất giải mã gien virus H5N1, song virus vẫn đột biến từng năm! (25/02/2004)
Bình Định: Máy sinh hoá tự động siêu chính xác phục vụ bệnh nhân phong (24/02/2004)
Bé Diệp qua cơn thải ghép gan lần hai (19/02/2004)
Mở rộng mô hình bảo trợ bệnh nhân nghèo ra các tỉnh, thành phía Nam (19/02/2004)
Phía Bắc: 11 ca viêm phổi do virus nhập viện (19/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang