TP.HCM: Hơn 16.000 tỷ đồng phát triển hệ thống y tế
21:48' 17/02/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ưu tiên xây bệnh viện và giảm diện tích đất xây nhà hàng, khách sạn. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã nói vậy tại buổi làm việc chiều nay với các Sở ngành liên quan về vấn đề phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành y tế TP.HCM đến năm 2020. TP.HCM sẽ dành hơn 16.000 tỷ đồng cho nhiệm vụ này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế (gồm trung ương và địa phương) ở TP.HCM đang có dấu hiệu quá tải vì lượng bệnh nhân điều trị ngày càng đông, trong đó tỷ lệ bệnh nhân ở các tỉnh chiếm trên 30%. Hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế ở TP.HCM đã quá niên hạn sử dụng và phân bố không đều (chủ yếu ở Q.3, Q.5 và Q.10). Bên cạnh đó, do cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và lạc hậu... nên công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh còn nhiều hạn chế.

Ngành y tế TP.HCM sẽ tăng chỉ tiêu giường bệnh/1.000 dân từ 2,62 lên 4 giường vào năm 2020.

Sở Y tế đề xuất trong thời gian tới không mở rộng các bệnh viện hiện có mà tiến hành xây mới và đã được UBND thành phố tán đồng. Theo đó, chỉ cải tạo, nâng cấp những bệnh viện và trung tâm y tế hiện có để hiện đại hóa và có nhiều công năng hơn. Dự kiến từ nay đến năm 2020, TP.HCM sẽ dành 600 ha đất để xây dựng mới hơn 10 bệnh viện và phát triển mạng lưới cơ sở vật chất cho ngành y tế (hiện mới chỉ có 153 ha), đạt bình quân 0,6m²/người.

Mục tiêu của ngành y tế thành phố là giảm số người điều trị nội trú và số ngày điều trị, tăng chỉ tiêu giường bệnh/1.000 dân từ 2,62 lên 4 giường vào năm 2020; số lần khám bệnh trên đầu dân tăng bình quân 0,1 lần/năm, đạt mức 5,8 lần vào năm 2005, 6,4 lần vào năm 2010 và 7 lần vào năm 2020.

Dự kiến Thành phố sẽ đầu tư trên 16.000 tỷ đồng để phát triển hệ thống y tế đến năm 2020. Trong đó, vốn ngân sách là 5,3 ngàn tỷ; 10,7 ngàn tỷ đồng còn lại là từ các nguồn khác. Theo phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, do vốn ngân sách có hạn nên Thành phố đang tính tới khả năng thực hiện xã hội hóa y tế nhằm huy động nhiều nguồn vốn, nhiều thành phần khác nhau tham gia xây dựng, phát triển ngành này. Muốn vậy, TP.HCM sẽ có những ưu đãi về cơ chế, bảo lãnh ngân hàng, thuế... cho các đối tượng này.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua lưu ý việc quy hoạch, xây mới các bệnh viện không được nằm giữa khu đông dân cư và "nhạy cảm" về giao thông, tránh tình trạng ngột ngạt như hiện nay. Những quận mới và các huyện cần dành nhiều đất để xây dựng hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe người dân. UBND thành phố giao Sở Y tế, Viện Quy hoạch Xây dựng TP.HCM và Sở Kế hoạch - Đầu tư lập dự án hoàn chỉnh trình Thành phố duyệt trong thời gian sớm nhất.

Phi Long

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bé Diệp đã qua cơn thải ghép gan cấp (17/02/2004)
Việt Nam đã sản xuất được thuốc chữa bệnh tiểu đường (17/02/2004)
40% người nhiễm HIV là thanh niên, vị thành niên (17/02/2004)
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn 26% (17/02/2004)
90% hộ gia đình sử dụng muối i-ốt (17/02/2004)
Giải mã xong toàn bộ 8 đoạn gien virus H5N1, nhưng còn chờ... kinh phí! (16/02/2004)
Thêm 2 bệnh nhân nhập viện ở TP.HCM: 90 + 2 (14/02/2004)
WB sẽ cấp vốn cho các sáng kiến phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (13/02/2004)
Ăn trứng gà trụng nước sôi, bị nhiễm cúm? (13/02/2004)
Hoàn thành bốn ca ghép thận lịch sử (13/02/2004)
Kết quả thi tìm hiểu "Vẻ đẹp của bạn" (13/02/2004)
Ngành ghép tạng Việt Nam ''mòn mỏi'' chờ luật (12/02/2004)
Vì sao tốc độ ghép thận cho người bệnh còn chậm? (12/02/2004)
TP.HCM: Ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ngầm, "nhẹ" ở nước mặt (12/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang