Tại sao fluor lại bảo vệ răng khỏi bị sâu?
09:42' 29/01/2004 (GMT+7)

Trong những quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, các công ty sản xuất kem đánh răng đều ra sức khẳng định sản phẩm của mình có chứa fluor - chất chống sâu răng. Vậy fluor hoạt động ra sao để bảo vệ răng?

Thường xuyên bổ sung fluor cho răng là bí quyết ngừa sâu răng hữu hiệu.

Cấu tạo của men răng chủ yếu là hydroxyapatite, một loại khoáng chất bền vững chứa ma trận ion calci mang điện tích dương và ion phosphate mang điện tích âm. Khi men răng tiếp xúc với acid (kể cả nước bọt), calci sẽ bị tách ra, khiến cho quá trình phân rã của răng xảy ra nhanh hơn. Từ rất lâu, giới nha sĩ đã biết rằng một lượng fluor vừa phải sẽ giúp bảo vệ răng khỏi quá trình phân rã này, chỉ có điều họ không tìm ra được lời giải thích chính xác cho vấn đề này.

Nora de Leeuw, nhà nghiên cứu tinh thể học thuộc Trường cao đẳng Birkbeck (London, Anh), quyết định tìm cho ra bí mật này bằng cách sử dụng mô hình máy tính để xem fluor lọt vào men răng như thế nào. Bà nhận thấy: Fluor bám chặt vào một số ion calci gần bề mặt răng, kết dính chúng lại với nhau. Nhờ thế, răng trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều. Theo bà de Leeuw, dường như fluor chỉ xâm nhập vào một vài lớp nguyên tử đầu tiên trên bề mặt răng nên khi nhai, fluor sẽ bị mài mòn đi. Điều này cho thấy, cần phải thường xuyên bổ sung fluor cho răng mới có thể tạo nên được lớp bảo vệ men răng lâu dài, đảm bảo cho răng chắc khỏe suốt đời.

Cuộc nghiên cứu của bà de Leeuw còn mang lại tin vui cho những người từ bé đến lớn sống với nguồn nước không fluor, hoặc dùng kem đánh răng không có fluor: Khi còn bé, nếu được tiếp xúc với fluor, răng sẽ thẩm thấu fluor và trở nên bền chắc. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, khi trưởng thành, nếu đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng chứa fluor, răng cũng sẽ bền chắc như thế (tất nhiên là nếu không xảy ra "sự cố kỹ thuật" vì va chạm với vật thể khác cứng hơn).

Khánh Hà (Theo Nature)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dịch cúm gà đã xuất hiện tại Hà Nội (29/01/2004)
Đà Nẵng: Em bé thứ 100, từ phương pháp thụ tinh nhân tạo (28/01/2004)
CRP - Nguy cơ của chị em “quá tải” về trọng lượng (28/01/2004)
Chuột ra đời từ thụ tinh nơi ống nghiệm: lo nhiều, nhớ kém (28/01/2004)
Giám sát chặt tình hình cúm gà và cúm A ở 10 tỉnh, thành (26/01/2004)
Nhuộm tóc lâu năm, dễ mắc... ung thư bạch huyết (25/01/2004)
Thêm 4 bệnh nhi mắc cúm A nhập viện ở Hà Nội (24/01/2004)
TP.HCM phòng chống cúm khẩn cấp, nhất là với trẻ em (24/01/2004)
Khẩn cấp phòng chống cúm A tại TP.HCM (24/01/2004)
Cắt bỏ khối u "ký sinh trùng" khổng lồ (23/01/2004)
Đâu là chuẩn mực cho người phụ nữ hấp dẫn? (21/01/2004)
Kiên Giang: 2 trường hợp nghi mắc cúm A, sức khỏe "rất nguy kịch" (17/01/2004)
Cán bộ phụ trách y tế của Uỷ ban châu Âu thăm Việt Nam (16/01/2004)
Thêm 3 bệnh nhân nhập viện với biểu hiện viêm phổi cấp (16/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang