Chuột ra đời từ thụ tinh nơi ống nghiệm: lo nhiều, nhớ kém
13:34' 28/01/2004 (GMT+7)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc ĐH Pennsylvania State (Mỹ), chuột sinh ra từ phôi thai được nuôi cấy trong ống nghiệm (IVF) có những hành vi khác biệt so với chuột bình thường: lo lắng hơn và có kết quả kém hơn trong các bài... kiểm tra trí nhớ.

Phôi thai.

Nhóm nghiên cứu nói các chuyên gia thụ tinh ống nghiệm cho người nên chú ý tới kết quả này. Họ nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để cho rằng hiện tượng tương tự có thể cũng đang xảy ra đối với các phôi thai IVF ở người. Tuy nhiên, có thể hạn chế tới mức thấp nhất các tác động của dung dịch nuôi cấy đối với phôi thai IVF bằng cách tránh trì hoãn quá lâu thời gian giữa lúc thụ tinh và cấy phôi vào tử cung.

Sau khi tinh trùng và trứng được kết hợp trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, mọi phôi thai thành công đều được giữ vài ngày trong một dung dịch chứa chất dinh dưỡng và một số hoá chất khác. Dung dịch giúp phôi tăng trưởng trước khi được cấy vào tử cung. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là giữ phôi thai trong đĩa cấy lâu hơn một chút để chọn "ứng viên" tốt nhất.

Dung dịch dinh dưỡng và hoá chất giúp phôi sống sót và phát triển, song không thể giống hệt hoá chất tự nhiên được tìm thấy trong tuyến sinh sản. Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng môi trường trong vài ngày đầu tiên sau khi thụ tinh có ảnh hưởng tới cách phôi thai phát triển. Đặc biệt là một số gene có thể được thể hiện sai do cấu trúc của dung dịch trong đĩa nuôi cấy.

Trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn nhằm đánh giá hành vi và khả năng học, chuột đực được sinh ra từ phôi thai IVF có dấu hiệu lo lắng, chẳng hạn như dành nhiều thời gian hơn trong các vùng không gian mở; trí nhớ suy giảm đáng kể so với những con chuột được thụ thai tự nhiên. Hiện vẫn chưa rõ liệu các gene người có thể bị thể hiện sai theo cách tương tự khi phôi được đặt vào đĩa nuôi cấy hay không.

GS Richard Schultz, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ''Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không liên quan trực tiếp tới trẻ em được thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy giới khoa học cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để đánh giá điều kiện nuôi dưỡng trong đĩa cấy đối với phôi người''.

Minh Sơn (Theo BBC)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giám sát chặt tình hình cúm gà và cúm A ở 10 tỉnh, thành (26/01/2004)
Nhuộm tóc lâu năm, dễ mắc... ung thư bạch huyết (25/01/2004)
Thêm 4 bệnh nhi mắc cúm A nhập viện ở Hà Nội (24/01/2004)
TP.HCM phòng chống cúm khẩn cấp, nhất là với trẻ em (24/01/2004)
Khẩn cấp phòng chống cúm A tại TP.HCM (24/01/2004)
Cắt bỏ khối u "ký sinh trùng" khổng lồ (23/01/2004)
Đâu là chuẩn mực cho người phụ nữ hấp dẫn? (21/01/2004)
Kiên Giang: 2 trường hợp nghi mắc cúm A, sức khỏe "rất nguy kịch" (17/01/2004)
Cán bộ phụ trách y tế của Uỷ ban châu Âu thăm Việt Nam (16/01/2004)
Thêm 3 bệnh nhân nhập viện với biểu hiện viêm phổi cấp (16/01/2004)
Phòng tránh bệnh cúm A, có thể... ăn thịt gà? (16/01/2004)
Vitamin D giúp phòng bệnh viêm khớp và đa xơ cứng (15/01/2004)
Cách ly người bệnh có dấu hiệu liên quan đến cúm gà (14/01/2004)
Chuỗi MANS - hy vọng mới cho bệnh nhân hen suyễn (14/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang