Đột quỵ có di truyền không?
15:38' 23/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi 26 tuổi, 6 năm trước đột nhiên người yếu dần, tứ chi cứng đờ, đứng lên ngồi xuống phải có người giúp, ăn uống khó khăn, hay bị sặc. Hiện tôi không bị đau nhức người, tiểu tiện và trí nhớ bình thường, mắt tốt, đã lập gia đình và có 2 con. Cha tôi cũng phát bệnh như vậy năm 26 tuổi và chết sau đó 18 năm. Xin cho biết đó là bệnh gì và có di truyền không?

Trả lời:
Có thể cách đây 6 năm bạn bị cơn đột quỵ do tắc mạch máu não. Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng các tế bào của một phần não bị chết vì không được cung cấp oxy do các nguyên nhân gây tắc mạch hoặc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng xuất hiện một cách đột ngột hay từ từ. Đột quỵ thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50, hay gặp vào mùa lạnh, khi thay đổi áp suất khí quyển đột ngột và ở những người có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipit máu, hút thuốc lá, bệnh tim mạch, nghiện rượu, AIDS...

Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhưng đây không phải là một bệnh di truyền. Đột quỵ cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi do biến chứng tắc mạch máu não bởi các cục máu đông xuất phát từ tim trong các bệnh tim (bệnh van tim: hẹp hai lá, rung nhĩ...) hoặc do dị dạng mạch máu não.

Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ rất đa dạng, tuỳ thuộc vào vị trí mạch máu não bị tắc hoặc nghẽn: nhức đầu dữ dội nhất là về đêm, diễn biến cấp tính hoặc mạn tính, kèm theo chóng mặt, ù tai, bệnh nhân đột ngột bị ngã vật ra, tê yếu nửa người, giảm ý thức, nói ngọng và hôn mê nặng ngay.

Đột quỵ tiến triển phụ thuộc vào mức độ tổn thương não. Nhìn chung khoảng 15% bệnh nhân tử vong sau cơn đột quỵ, 10% người sống với các di chứng liệt, tàn phế suốt đời, 40% trường hợp có những di chứng nhẹ không hồi phục như yếu các chi, méo mồm, nói ngọng, giảm trí nhớ...

Vì vậy người bị đột quỵ cần được đưa ngay (tốt nhất là trong 12 giờ đầu) đến các cơ sở cấp cứu, bệnh viện để việc điều trị tích cực và hồi sức có hiệu quả nhất.

Phòng tránh

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

BS. Vĩnh Hà, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chăm sóc trẻ ngay sau đẻ (23/09/2003)
Ăn chay trường có tốt cho sức khoẻ? (23/09/2003)
Phát hiện sớm bệnh suy thoái cơ (23/09/2003)
Ðể trẻ ngủ ngon hơn (22/09/2003)
Lạm dụng các loại thuốc chống ngạt mũi, hậu quả gì? (22/09/2003)
Ðau thắt ngực, khám chữa ở đâu? (22/09/2003)
Phụ nữ trẻ bị thoái hoá khớp thế nào? (18/09/2003)
Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại (18/09/2003)
Nhìn tóc đoán bệnh (18/09/2003)
Khắc phục hội chứng chênh lệch múi giờ (17/09/2003)
Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì? (17/09/2003)
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (16/09/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang