Phát hiện sớm bệnh suy thoái cơ
08:53' 23/09/2003 (GMT+7)
Dù Việt Nam đã có người mắc bệnh myositis (tạm dịch là suy thoái cơ), các thầy thuốc vẫn khá lúng túng trước căn bệnh chưa có tên trong bách khoa thư y học thế giới này. Do suy thoái cơ rất khó chẩn đoán, người bệnh tới khám tại các chuyên khoa xương khớp, thần kinh, da liễu, dị ứng hoặc một số chuyên khoa khác đều không xác định được căn nguyên bệnh.

Dựa trên nhiều nguồn tài liệu thu được cũng như tiếp xúc với bệnh nhân, các thầy thuốc Việt Nam giới thiệu sơ lược các dạng suy thoái cơ dưới đây nhằm giúp bệnh nhân tự phát hiện và điều trị sớm.

Các dạng suy thoái cơ

- Polymyositis: Dạng này ảnh hưởng tới các cơ gần trung tâm như vai, chi trên, chi dưới và thường gây hiện tượng yếu và mệt.
- Dermatomyositis: ảnh hưởng tới da và các cơ gần trung tâm.
- Inclusion body myositis: Dạng này hay xảy ra ở những người già, bệnh thường ảnh hưởng tới các cơ ngoại biên (tay và chân).
- Juvenile myositis: thường là dạng permatomyositis, gặp ở trẻ em, thường là chứng đọng vôi (calcinosis).

Ngoài ra còn có các thể suy thoái cơ khác như:

- Suy thoái cơ là do cảm ứng thuốc (drug-induce). Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi đang dùng thuốc; ngừng thuốc, các triệu chứng sẽ biến mất.
- Suy thoái cơ mắt (occular myositis): Ảnh hưởng tới các cơ mắt.
- Suy thoái cơ do virus (viral myositis): Các triệu chứng thường tự biến mất.

Triệu chứng

Với mỗi một cá thể, các triệu chứng của suy thoái cơ xuất hiện rất khác nhau. Thường thì ở dạng dermatomyositis được phát hiện sớm hơn vì có phát ban ở da.

Triệu chứng phổ biến nhất của suy thoái cơ là yếu cơ và mệt mỏi. Với các dạng dermatomyositis, polymyositis và juvenile myositis thường ảnh hưởng tới các cơ ở cổ, vai, cơ 2 đầu, cơ 3 đầu, cơ hông.

Dạng inclusion body myositis thường gây yếu các cơ ngoại biên (ở chân, mắt cá chân, cổ tay và các ngón tay) và đặc biệt là sự co lại hay gầy teo của cánh tay và cơ 4 đầu ở đùi. Ðó là một triệu chứng cần lưu ý.

Ngoài phát ban dạng dermatomyositis, bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi trèo lên cao hoặc khi nâng tay qua đầu hay nhấc một vật nhẹ, đứng lên và ngồi xuống đều khó, thậm chí những vận động nhẹ nhàng như cài khuy áo, khâu vá hay viết cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bệnh nhân suy thoái cơ thường bị giảm sút sức khỏe dần dần, cuối cùng mất sức lao động và có thể mọi việc đều lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác.

Nguyên nhân chính xác của suy thoái cơ thì chưa được biết, nhưng dường như nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố và chưa có bằng chứng xác minh bệnh có tính di truyền.

Chẩn đoán

Các triệu chứng của bệnh suy thoái cơ rất thay đổi nên rất khó chẩn đoán; tuy nhiên, người ta nêu ra 9 biểu hiện của bệnh là:

- Phát ban: Heliotrope rash (ban đỏ tím ở ngón tay, thường thấy ở ngực, mặt, mí mắt và tay), Gottron's sign (ban đỏ tím ở ngón tay, ngón chân hoặc đốt ngón tay). Hoặc ban đỏ/tím hơi nổi trên khuỷu hoặc đầu gối.
- Yếu các cơ gần trung tâm (vai hoặc hông).
- Xét nghiệm thấy Creatine kinase hoặc aldolase cao.
- Ðau cơ.
- Ðiện cơ đồ bất thường.
- Kháng kháng thể Jo1 dương tính (+).
- Viêm khớp không tổn thương hoặc viêm khớp xương.
- Những dấu hiệu viêm nhiễm (sốt, mức CRP huyết thanh cao).
- Sinh thiết cơ, so sánh với các bệnh viêm cơ khác.

Nếu một bệnh nhân có ít nhất 5 biểu hiện trong đó có cả biểu hiện thứ nhất thì được chẩn đoán là dermatomyositis.

Nếu một bệnh nhân có ít nhất 4 biểu hiện trong đó có cả các biểu hiện thứ 2 và thứ 9 thì được chẩn đoán là polymyositis. Nói một cách khác là với polymyositis thì không có phát ban.

Vì sao khó chẩn đoán suy thoái cơ?


- Suy thoái cơ là một bệnh ở nhiều hệ thống, cần có sự trợ giúp của phòng thí nghiệm. Chỉ khi nào có đủ các dẫn liệu ở các hệ thống thì mới khẳng định bệnh nhân mắc hay không.
- Suy thoái cơ là một nhóm bệnh phát triển chậm. Các triệu chứng xuất hiện rồi lại mất đi. Vì thế chỉ khi nào tích lũy đủ các triệu chứng thì mới khẳng định có đúng là bệnh không.
- Suy thoái cơ thường có các triệu chứng giống như một số bệnh khác vì thế bệnh nhân thường bị bỏ qua chẩn đoán.
- Hiện nay chưa có một test riêng biệt để chẩn đoán nhóm bệnh này.

Thuốc điều trị

Dù suy thoái cơ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, nhưng phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với nam giới. Hầu hết những người bị bệnh thường ở lứa tuổi từ 25 đến 55. Riêng dạng inclusion body myositis thì nam giới mắc nhiều hơn và thường ở độ tuổi trên 50.

Tuy nhiên, bệnh suy thoái cơ đều tăng theo tuổi ở cả 2 giới. Cho tới nay có rất ít thông tin về số người mắc bệnh trên thế giới. Người ta ước tính hàng năm có khoảng 5-10 triệu người mắc suy thoái cơ. Riêng ở Mỹ người ta đã thống kê được khoảng 30.000 bệnh nhân/năm.

Đến nay chưa có thuốc đặc trị bệnh suy thoái cơ; người ta mới ứng dụng bước đầu các thuốc: azathioprine, methotrexate, lecovorin, prednisolone, coenzym-Q10, vitamin E và các thuốc chống oxy hóa khác.

Giống như với các bệnh tim mạch và ung thư người bị suy thoái cơ cần ăn ít mỡ, đường và natri, tăng cường chất xơ và tích cực tập luyện.

Người ta cũng đang trông đợi vào liệp pháp gen trong chẩn đoán và điều trị bệnh suy thoái cơ trong tương lai gần.

PGS.TS. Nguyễn Văn Kình, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ðể trẻ ngủ ngon hơn (22/09/2003)
Lạm dụng các loại thuốc chống ngạt mũi, hậu quả gì? (22/09/2003)
Ðau thắt ngực, khám chữa ở đâu? (22/09/2003)
Phụ nữ trẻ bị thoái hoá khớp thế nào? (18/09/2003)
Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại (18/09/2003)
Nhìn tóc đoán bệnh (18/09/2003)
Khắc phục hội chứng chênh lệch múi giờ (17/09/2003)
Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì? (17/09/2003)
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (16/09/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (15/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang