Nhìn tóc đoán bệnh
10:13' 18/09/2003 (GMT+7)

Mái tóc không chỉ là bộ phận bảo vệ da đầu và tô điểm vẻ đẹp gương mặt. Nhìn một mái tóc bạc sớm, các nhà chuyên môn có thể nghĩ đến bệnh lao, đau dạ dày, thiếu máu... Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiện bệnh thận, tóc đen quá cũng cho nghi ngờ khả năng tiềm ẩn căn bệnh ung thư.

Khi tóc rụng nhiều hay đổi màu, đều nên nghi ngờ mình có bệnh.

Theo các nhà chuyên môn, tóc chủ yếu do chất abumin sừng tạo thành. Trong sợi tóc có hơn 20 axit amin, hơn 10 nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt... Tóc cũng như các cơ quan khác trong cơ thể con người, luôn đổi mới, thay thế nhau. Mỗi người có khoảng 100.000 sợi tóc. Cuộc đời của sợi tóc dài khoảng 3-4 năm. Tốc độ mọc dài mỗi ngày của sợi tóc khoảng 0,3-0,4mm.

Trong trường hợp bình thường, các sợi tóc mọc không đều như nhau, ước khoảng 90% tóc sinh trưởng và 10% tóc rụng một cách tự nhiên. Vì số tóc rụng và số tóc sinh trưởng luôn giữ ở mức cân đối nên thường không thấy hiện tượng rụng tóc rõ rệt.

Y học dân tộc cho rằng sự thịnh suy của thận khí thể hiện ra ở tóc. Thận khí là một động lực thúc đẩy các hoạt động cơ năng như phát dục, trưởng thành và sinh đẻ. Khi thận khí đầy đủ, tinh lực của cơ thể dồi dào, tóc khoẻ và xanh tốt. Ngược lại, nếu thận khí suy yếu sớm, con người ta sẽ già trước tuổi, tóc rụng, râu tóc bạc sớm. Nhìn tóc biết bệnh, chủ yếu là thông qua nhìn sự thay đổi về chất, thay đổi về màu sắc của tóc để khám biết các bệnh có trong cơ thể, sự biến đổi và phát triển của nó.

Các dấu hiệu bệnh trên tóc

- Thanh niên có tóc bạc quá sớm cần kiểm tra các yếu tố di truyền, hoặc nghi ngờ có vấn đề về tinh thần hay bệnh gây nên. Các bệnh như lao, bệnh về dạ dày và ruột, bệnh thiếu máu, xơ vữa động mạch... đều có thể làm cho tóc bạc sớm.

- Tóc đen là đặc điểm của chủng tộc da vàng, nhưng tóc đen quá hoặc trước không đen lắm đột nhiên dần đen nhánh thì cần nghĩ đến biểu hiện của bệnh ung thư.

Tóc rụng không bình thường, có thể cơ thể thiếu kẽm. Tóc giòn, yếu, dễ gãy có thể có bệnh giáp trạng. Y học dân tộc cho rằng thanh niên có tóc khô cứng, thưa thớt, màu vàng khè phần lớn có khuyết tật ở thận, do khí huyết hư suy gây ra.

- Nam giới thấy tóc rụng quá nhiều phải nghĩ đến khả năng có bệnh về thận. Nữ giới tóc rụng cả hoặc lác đác rụng nhiều phải nghĩ đến khả năng mắc bệnh viêm thận. Khi thấy tóc trên đỉnh đầu rụng, nên nghĩ đến khả năng bị viêm kết tràng, viêm túi mật gây nên.

- Rụng tóc có kèm theo hiện tượng lông toàn thân thưa thớt thường là biểu hiện bệnh nội tiết.

- Mỗi ngày số tóc rụng tới trên 10 sợi, thậm chí rụng cả một mảng tóc là triệu chứng báo trước bệnh hói, cần cảnh giác, tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị sớm.

- Nam giới sau khi dậy thì, nếu thấy tóc cứ lùi về phía sau, đầu tóc bóng nhẫy, nhiều gầu, da đầu ngứa thì cần đề phòng hói đầu do thừa mỡ.

- Bất kể là nam hay nữ, khi chải và gội đầu phát hiện tóc dễ gãy rụng, trong da đầu tìm thấy những vết chấm, vằn những cái bớt to bằng hạt đậu nành, nhưng không đau không ngứa thì phải đề phòng bệnh rụng tóc do vết chấm vằn (còn gọi là bệnh rụng tóc).

Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc; có cả nguyên nhân có tính sinh lý như ở người phụ nữ chửa đẻ, nguyên nhân có tính chất bệnh lý như các bệnh thương hàn, viêm phổi, thiếu máu, ung thư... Ngoài ra còn cả nhân tố di truyền.

''Nhìn tóc đoán bệnh'' chủ yếu thích hợp với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Còn về những người già, do tuyến mỡ dưới da suy thoái, sự phân tiết mỡ ở da giảm đi, không đủ để làm mượt tóc; tóc trở nên khô khẳng và mất tính mượt mà, óng ả. Đó là hiện tượng lão suy bình thường tự nhiên, không phải tình trạng bệnh lý. Khi gặp những trường hợp như trên, người già không phải băn khoăn suy nghĩ nhiều.

BS. Minh Nguyệt, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khắc phục hội chứng chênh lệch múi giờ (17/09/2003)
Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì? (17/09/2003)
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (16/09/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (15/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang