Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh?
11:18' 16/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Em là con gái, công việc đòi hỏi phải giao tiếp nhiều nhưng chân tay lại nổi nhiều gân xanh, bắp tay cuộn như đàn ông. Xin cho biết nguyên nhân và các khắc phục.

Chân của người bị giãn phồng tĩnh mạch.

Trả lời: Có thể bạn bắt đầu có các dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Đây là bệnh thường gặp thời nay, nhất là ở các nước phương Tây có lối sống công nghiệp. Bệnh có tỷ lệ tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác như: tư thế đứng nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin E, yếu tố gia đình.

Hệ thống tĩnh mạch có chức năng mang máu từ ngoại biên về tim bằng hai mạng lưới tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. mạng lưới tĩnh mạch nông là tập hợp của các mao mạch tĩnh mạch lớp bì, tạo thành chỗ chứa máu càng lớn khi đi vào tổ chức mỡ dưới da nên dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế đứng. Mạng lưới tĩnh mạch nông giữ nhiệm vụ mang 1/10 lượng máu trở về chi, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nhiệt và liên quan chặt chẽ với bệnh giãn và phồng tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch nguyên phát ở người trẻ tuổi là do các rối loạn của sự tuần hoàn trở về của hệ thống tĩnh mạch nông. Còn suy tĩnh mạch ở người lớn tuổi thường là tổn thương hoặc lão hoá hệ thống tĩnh mạch nông do hậu quả của loạn sản tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch, di chứng của huyết khối, suy van tĩnh mạch...

Tình trạng giãn phồng tĩnh mạch ở người trẻ tuổi hay gặp ở những người hoạt động thể thao với cường độ cao do làm tăng lượng máu trong cơ gây giãn tối đa hệ thống mao mạch và tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch và làm các tĩnh mạch nông ở da giãn ra (mà nhiều người thường gọi là ''nổi gân xanh'' ở tay và chân). Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm hệ thống tĩnh mạch nông giãn càng to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không gây trở ngại gì cho sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng giãn phồng tĩnh mạch này không được cải thiện, sẽ dẫn đến hậu quả suy tĩnh mạch mạn tính với các búi giãn phồng tĩnh mạch (hay gặp nhất ở các chi dưới: khoeo chân), đau nặng bắp chân, hay bị chuột rút, tê bì, nóng rát các chi...

Như vậy để phòng chứng giãn phồng tĩnh mạch, cần phải tránh tư thế đứng lâu, có băng chun bảo vệ cẳng chân, cẳng tay khi tập thể thao với cường độ cao; tránh chế độ ăn thiếu vitamin E... Nếu có biểu hiện phồng giãn tĩnh mạch nhiều, phải làm các xét nghiệm chẩn đoán như chụp tĩnh mạch, siêu âm doppler mạch, đo áp lực tĩnh mạch khi vận động, thăm dò vi tuần hoàn ở da... để có các biện pháp điều trị tích cực như băng ép, dùng các  thuốc tác dụng tĩnh mạch (Diosmine, Ruscus, Rutine...) hoặc phẫu thuật mạch máu.

BS. Vĩnh Hà, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (15/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Xử trí chấn thương sọ não trẻ em (08/09/2003)
Bệnh tâm thần có di truyền không? (08/09/2003)
Một số bài thuốc chữa rong huyết (08/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang