Dị dạng đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu - bệnh bẩm sinh dễ bị bỏ quên
17:22' 06/08/2003 (GMT+7)

Ngay sau khi chào đời, trẻ không đi tiểu như những trẻ bình thường khác, nước tiểu không chảy thành dòng mà cứ rỉ từng chút. Sau đó là biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng kèm theo những cơn đau bụng dai dẳng và sốt lặp đi lặp lại. Căn nguyên, đôi khi chỉ là một dị dạng đường tiết niệu không được phát hiện sớm.

BS. Huỳnh Thoại Loan- Trưởng Khoa Thận BV Nhi Đồng 1 cho biết, dị dạng đường tiết niệu là dị tật bẩm sinh khá phổ biến; bằng chứng là mỗi tháng BV khám và điều trị cho trên 30 trẻ nhiễm trùng tiểu do dị tật này. Điều đáng lưu ý là đa số các cháu đều được phát hiện bệnh muộn và điều trị không đúng cách.

Những dị tật khác như không có hậu môn hoặc u, bướu chỉ cần nhìn là có thể phát hiện được, còn dị dạng đường tiết niệu ở bên trong cơ thể, lại biểu hiện mơ hồ nên khó phát hiện.

Các dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh thường gặp

- Hẹp van niệu đạo sau: Chỉ xuất hiện ở các bé trai. Biểu hiện ban đầu chỉ là tiểu yếu, không thành dòng, tiểu khó, tiểu rặn, nhiều lúc do rặn đau quá khiến trẻ khóc. Nếu không được điều trị sớm nước tiểu sẽ nhiễm trùng, màu nước tiểu đục, có mùi hôi.

- Thận ứ nước: Đây là dị dạng thường gặp, biểu hiện qua những cơn đau bụng không kèm rối loạn tiêu hóa (không nôn, không tiêu chảy) lặp đi lặp lại. Khi thấy dấu hiệu này nên  sớm cho trẻ đi siêu âm bụng hoặc tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra. Nếu không phát hiện sớm, trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu.

Trẻ đã bị thận ứ nước lại còn nhiễm trùng tiểu sẽ bị tàn phá thận nhanh chóng, bị nhiều biến chứng nặng như cao huyết áp, nhiễm trùng huyết, suy thận mãn...

Phòng ngừa

- Phụ nữ mang thai nên phát hiện sớm dị tật đường tiết niệu cho con bằng cách siêu âm  kiểm tra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngay sau khi sinh, nếu có kết quả siêu âm thận ứ nước phải đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán xác định.

- Đưa trẻ đi phân tích nước tiểu và siêu âm bụng ngay khi phát hiện một trong các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu để tránh bệnh tiến triển nặng hơn

- Thường xuyên theo dõi cách thức tiểu, màu sắc nước tiểu của trẻ, không coi thường triệu chứng của trẻ. Khi thấy trẻ tiểu khó, không nên đổ cho nguyên nhân do con ăn nhiều đồ nóng.

- Không dùng kháng sinh bừa bãi để điều trị nhiễm trùng tiểu.

- Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh khi đi tiểu, thay đồ lót thường xuyên, xổ giun định kỳ và tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh cô đặc nước tiểu.

(Theo NLĐ)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phòng ngừa sốc phản vệ gây tử vong (06/08/2003)
Cẩn thận với thuốc tăng khả năng tình dục (06/08/2003)
Những triệu chứng ''êm ả'' đáng sợ của bệnh tâm thần (05/08/2003)
Cách xử trí bong gân (05/08/2003)
Lúc nào nên dùng thuốc hạ sốt? (05/08/2003)
Phát hiện bệnh tật trẻ em qua tiếng khóc (05/08/2003)
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai (04/08/2003)
Trị bệnh Aphtes (04/08/2003)
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn có nguy hiểm? (04/08/2003)
Phòng chống chứng chướng bụng (02/08/2003)
Dị ứng tinh thần (02/08/2003)
Hạn chế phiền toái thường gặp khi mang thai (01/08/2003)
Tác động xấu của thuốc lá tới các cơ quan trong cơ thể (31/07/2003)
Béo phì do rối loạn nội tiết (31/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang