Cách xử trí bong gân
13:54' 05/08/2003 (GMT+7)

Bong gân là sự tổn thương ở khớp do vận động quá mức nhưng không gây ra sai khớp, thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp làm cho khớp bị vặn, bị bẻ mạnh bất ngờ trong lúc chạy, nhảy, trượt ngã….Bong gân hay xảy ra đối với khớp cổ chân và khớp gối, có các triệu chứng: đau cố định ở điểm bám của dây chằng vào xương hoặc đau dọc theo dây chằng; khớp có thể sưng nề, nóng, đôi khi có vết bầm.

Bong gân được chia làm 2 loại:

Bong gân nặng: dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng  lẻo, mất vững vàng, có thể có cử động bất thường sang bên, thường gặp ở khớp gối.

 

Bong gân nhẹ: dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, không ảnh hưởng nhiều tới độ vững vàng của khớp (không có cử động bất thường), thường gặp ở khớp cổ chân.

 

Khi bị bong gân, cần chuyển ngay tới cơ sở y tế để thầy thuốc tiến hành các biện pháp chuyên môn cần thiết: phong bế tại chỗ bằng novocanin 0,25% x 40 – 50ml, chườm lạnh hoặc ngâm khớp bong gân vào nước lạnh cứ 30 phút một lần; băng ép chặt khớp và bất động tạm thời rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

 

Nếu cơ sở y tế có điều kiện có thể giữ điều trị các trường hợp bong gân nhẹ bằng cách:

 

Tiêm novocanin 1% x 10ml dọc theo dây chằng tổn thương, băng ép chặt và cho bệnh nhân vận động sớm.

 

Hoặc dùng thuốc nam đắp ngoài: Lấy từ 1 đến 3 loại lá (chìa vôi, cúc tần, thầu dầu tía, ngải cứu, lá náng), rửa sạch, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, ngày 2 lần.

 

Cùng với thuốc đắp ngoài, cho bệnh nhân dùng bài thuốc uống: nghệ vàng thái mỏng sao rượu 12g, cỏ xước sao rượu 12g, vỏ cây gạo bỏ màng ngoài sao rượu 16g, lá lốt sao vàng 16g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày sau khi ăn 30 phú.

 

Cũng có thể dùng tua rễ si 50g hoặc cành si 100g, chặt ngắn 3cm, sao vàng, sắc uống như trên.

 

Châm các huyệt xung quanh chỗ chấn thương. Châm thêm huyệt huyền chung, huyết hải. Có thể châm dưới da cổ tay, cổ chân vùng tương ứng khu vực chấn thương.

 

Không được xoa bóp tại chỗ vì dễ gây vôi hoá làm cứng khớp. Chỉ nên xoa bóp các bắp cơ ở phía trên và dưới khớp bị bong gân.

 

(Theo Sức khỏe và đời sống)

 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lúc nào nên dùng thuốc hạ sốt? (05/08/2003)
Phát hiện bệnh tật trẻ em qua tiếng khóc (05/08/2003)
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai (04/08/2003)
Trị bệnh Aphtes (04/08/2003)
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn có nguy hiểm? (04/08/2003)
Phòng chống chứng chướng bụng (02/08/2003)
Dị ứng tinh thần (02/08/2003)
Hạn chế phiền toái thường gặp khi mang thai (01/08/2003)
Tác động xấu của thuốc lá tới các cơ quan trong cơ thể (31/07/2003)
Béo phì do rối loạn nội tiết (31/07/2003)
Thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mạn (31/07/2003)
Đái buốt, đái rắt không chỉ là dấu hiệu bệnh lý ở bàng quang (31/07/2003)
Bệnh basedow trẻ em (30/07/2003)
Phòng chữa khuyết tật bẩm sinh (27/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang