Phòng chống chứng chướng bụng
10:12' 02/08/2003 (GMT+7)

Sau những bữa ăn giàu proteine, một số người cảm nhận rõ sự đầy hơi ở phía trên bụng, dưới xương sườn, vùng dạ dày, ruột già hoặc ruột non. Tuy không gây hại gì cho sức khoẻ, hiện tượng này vẫn đáng lưu tâm xử lý nếu xảy ra thường xuyên, kéo dài hoặc gây cảm giác khó chịu, thậm chí đau đớn.

Theo đánh giá của các chuyên gia tiêu hoá, biểu hiện rõ nhất của chứng chướng bụng là ợ chua và ợ hơi sau các bữa ăn. Đây hiện tượng sức khoẻ không nghiêm trọng, tuy nhiên thường gây cảm giác khó chịu (chưa nói đến phiền hà trong giao tiếp). 

Các chuyên gia đã phân loại chứng bệnh này, lý giải nguyên nhân và khuyến cáo cách xử lý.

Đầy hơi dạ dày

Chướng khí dạ dày do các chất rắn và chất lỏng trong bộ phận này khiến cho nó bị giãn ra. Chỉ cần nhìn mắt thường cũng có thể thấy bụng to ra rõ rệt. Hiện tượng này thường xảy ra sau một bữa ăn quá nhiều chất béo hoặc chất đường.

Để tránh đầy hơi dạ dày:

- Ăn chậm
- Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ
- Giữa các bữa ăn, tránh nhai luôn miệng kẹo hay những thức ăn ngọt và mềm như kẹo cao su
- Ăn thức ăn chứa nhiều proteine.

Giãn ruột non

Hiện tượng giãn ruột non gây chướng bụng thường do tắc ruột hoặc do liệt đường ruột gây ra. Riêng với trẻ em, hiện tượng giãn ruột non đôi khi do nhiễm trùng một số cơ quan có vẻ không có liên quan gì đến ruột như viêm tai, viêm họng... Để tránh chướng bụng, tất nhiên, việc cần làm là điều trị các bệnh này.

Đầy hơi đại tràng

Đầy hơi đại tràng là do các vi khuẩn có trong cơ quan này sinh ra chất khí. Khi chất khí này được sản xuất quá nhiều, nó sẽ gây ra chướng đại tràng, đôi khi còn gây những cơn co thắt. Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường ruột, do đại tràng chứa quá nhiều vi khuẩn, do viêm dạ dày và ruột non gây ra.

Để tránh hiện tượng này, không nên ăn các thức chứa nhiều chất bột và bắp cải cũng như ăn quá nhiều thức ăn sống và trái cây.

Để nhanh chóng khắc phục chứng đầy hơi nói chung, nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng giàu proteine và các sản phẩm sữa; đồng thời giảm đường và chất béo.

Trường hợp áp dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, nhất thiết phải gặp bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân.

(Mạnh Hùng - Theo BS. Alain Dubos, Doctissimo.com)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dị ứng tinh thần (02/08/2003)
Hạn chế phiền toái thường gặp khi mang thai (01/08/2003)
Tác động xấu của thuốc lá tới các cơ quan trong cơ thể (31/07/2003)
Béo phì do rối loạn nội tiết (31/07/2003)
Thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mạn (31/07/2003)
Đái buốt, đái rắt không chỉ là dấu hiệu bệnh lý ở bàng quang (31/07/2003)
Bệnh basedow trẻ em (30/07/2003)
Phòng chữa khuyết tật bẩm sinh (27/07/2003)
Điều trị sẹo bằng máy siêu mài mòn da (25/07/2003)
Giãn tĩnh mạch (25/07/2003)
Chấn động não, bao giờ có thể yên tâm? (25/07/2003)
Coi chừng nhiễm virus viêm gan A trong nguồn nước (25/07/2003)
Muốn khoẻ xương, đừng quên sữa (24/07/2003)
Các loại viêm mũi (23/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang