Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo
08:43' 24/06/2003 (GMT+7)

Hỏi: Sau khi sinh con, chị bạn tôi phát hiện bị rò rỉ nước tiểu qua âm đạo. Nghe nói có trường hợp còn bị rò phân qua âm đạo. Xin cho biết đó là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh?

Trả lời: Đúng là có những trường hợp bị rò nước tiểu hoặc phân qua âm đạo. Rò nước tiểu khi lỗ rò thông từ bàng quang ra âm đạo; còn rò phân khi lỗ rò thông âm đạo với trực tràng.

Có một số nguyên nhân đặc biệt gây nên các lỗ rò trên:

- Nguyên nhân thường gặp cho người ở tuổi sinh đẻ là tình trạng đẻ khó, chuyển dạ kéo dài. Lỗ rò có thể do: Đầu thai nhi chèn quá lâu vào vách nằm giữa bàng quang và âm đạo cũng như vách trực tràng- âm đạo gây thiếu máu, hoại tử nơi bị chèn ép. Tình trạng rò này ít khi xuất hiện ngay sau khi đẻ; mà thường sau đẻ 1-2 ngày, khi mảng mục do hoại tử bục ra.

Ở Việt Nam, loại rò bàng quang- âm đạo kiểu này rất thường gặp nhất là ở các vùng núi xa xôi, phụ nữ không đến đẻ ở cơ sở y tế.

- Trường hợp đẻ khó bị vỡ tử cung kèm theo rách cả bàng quang gây nên tình trạng rò. Nếu bệnh nhân được chạy chữa kịp thời, qua khỏi tử vong thì cũng thường bị rò nước tiểu do thương tổn bàng quang nặng nề, điều trị ban đầu ít có kết quả.

Đẻ khó cũng khiến thầy thuốc buộc phải dùng các thủ thuật hoặc phẫu thuật để lấy con ra. Các thủ thuật này có thể làm thương tổn các vách ngăn giữa âm đạo với bàng quang và trực tràng gây nên rò.

- Do chấn thương vì tai nạn như ngã ngồi phải cọc, tai nạn giao thông...

- Do ung thư bàng quang và trực tràng (tại chỗ hoặc di căn từ nơi khác đến) xâm lấn vào các vách ngăn rồi gây thủng.

- Cũng có khi do đặt kim phóng xạ để điều trị các loại ung thư vùng chậu hông. Các tia phóng xạ này diệt tế bào ung thư đồng thời cũng làm thủng vách ngăn giữa bàng quang, trực tràng và âm đạo.

Về điều trị, chỉ có cách phẫu thuật để đóng lại lỗ rò.

BS.Phó Đức Nhuận, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm (19/06/2003)
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? (17/06/2003)
Cẩn thận khi cho ong đốt chữa bệnh (16/06/2003)
Co cứng cơ và cơn Tetanie (16/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang