Đau mỏi, chuột rút, giá lạnh chân
12:50' 29/05/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi 75 tuổi, ba tháng nay bỗng thấy đau mỏi, chuột rút cơ bắp cả hai chân, đau nhiều hơn khi đi lại; ban đêm thấy giá lạnh ở bàn chân, các ngón chân tím tái, sờ thấy mất mạch đập ở mu chân. Xin cho biết tôi bị bệnh gì và cách chữa.

Ngủ ngồi thõng chân- tư thế thường gặp ở người già bị viêm tắc động mạch

Trả lời: Ở người cao tuổi, động mạch bị các lớp vữa Atheroml (mỡ, canxi, tổ chức xơ sợi) làm hẹp các lòng mạch; lớp cơ thành mạch bị xơ hoá và canxi bám vào gây chứng viêm tắc động mạch. Bệnh diễn biến kéo dài nhiều năm, ban đầu nhờ các mạch bàng hệ phát triển nên vẫn duy trì được vận động chi (nhưng hạn chế, thường bị ở chân nên người bệnh đi khập khiễng, gián cách). Dần dần, các mạch bàng hệ cũng bị tắc gây thiếu máu ở chi, dẫn đến loét hoại tử. Có khi mạch bị tắc cấp tính không có dấu hiệu thiếu năng báo trước, không có đủ thời gian để mạch bàng hệ phát triển, gây thiếu máu cấp tính, diễn biến nhanh thành hoại thư và phải cắt cụt chi sớm.

Do tắc mạch, các cơ của chân được nuôi dưỡng kém gây nên đau đớn, chuột rút khi đi lại; nghỉ ngơi thì đỡ và hết đau. Bệnh nhân thường đau ở bắp chân vì khi bước đi, các cơ ở đây phải làm việc nhiều; tuy nhiên mức độ đau còn tuỳ đoạn động mạch bị tắc. Ví dụ, khi tắc động mạch chủ- chậu thì đau ở hông và có khi ở cả đùi, bắp chân; nếu tắc động mạch phía dưới khớp gối thì đau ở bắp chân và bàn chân. Ở người bị bệnh đái tháo đường, mạch khoeo và các nhánh của xương chày bị tắc thì không thấy mạch ở bàn chân đập, nhưng mạch đùi vẫn đập. Bệnh diễn tiến dần, các tổ chức thiếu máu, bệnh nhân thấy lạnh chi, đau ở bàn chân và ngón chân; đau ngay cả khi nghỉ, đau tăng thêm về đêm nên người bệnh hay ngủ trên ghế, thõng chân xuống sàn nhà. Tiếp đến là loét và hoại thư ngón chân - bàn chân - cẳng chân.

Viêm tắc động mạch không phải là nguyên nhân gây tử vong, nhưng khoảng 40-50% trường hợp có kèm theo viêm tắc động mạch vành, động mạch não và bệnh nhân thường có bệnh đái đường kèm theo. Phải tiến hành phẫu thuật cắt cụt chi khi bệnh nhân có loét hoại tử chi. Tỷ lệ cắt cụt chi cao ở người bệnh đái tháo đường thường từ 18-34%, ở các bệnh nhân khác thấp hon, 4-12%.

Ông cần sớm đi khám tại bệnh viện; tốt nhất là BV Bạch Mai (Hà Nội), Viện Quân y 108, Viện Y học cổ truyền TƯ, Viện Y học cổ truyền quân đội đẻ được chẩn đoán và điều trị theo hướng Đông- Tây y kết hợp.

Ths. Phạm Quang Trung, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
10 quy tắc làm việc trước máy vi tính (28/05/2003)
Người thấp khớp ăn gì? (27/05/2003)
Khi nào cơ thể thiếu vitamin K? (27/05/2003)
Tại sao tiêm vaccine viêm gan B vẫn mắc bệnh? (27/05/2003)
Rối loạn thần kinh tim (27/05/2003)
Chữa mùi khó chịu toả ra từ cơ thể (27/05/2003)
Bệnh nghiện tình dục (26/05/2003)
Suy sinh dục nam (26/05/2003)
Sự liên quan nào giữa stress và mất ngủ? (24/05/2003)
Chữa chấn thương khớp gối (24/05/2003)
Rửa tay thế nào cho sạch? (24/05/2003)
Thuốc hỗ trợ sinh sản gây đa thai và ung thư buồng trứng? (24/05/2003)
Chữa liệt nửa người bằng thuốc đông y (23/05/2003)
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thế nào cho đúng? (22/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang