Bệnh mùa nóng
17:35' 13/05/2003 (GMT+7)

Khí hậu nóng nực, bệnh tật xuất hiện nhiều hơn. Say nắng, say sóng, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá là các hiện tượng thường gặp với bất cứ ai dưới cái nắng chói chang của mùa hè. Có nhiều cách để phòng tránh bệnh mùa nóng. 

Giữ vệ sinh thức ăn để tránh bệnh mùa hè

Say nắng
 
Đây là bệnh thường gặp nhất trong mùa hè; do nhiệt độ và tia cực tím gây ra. Người đi lâu ngoài trời, công nhân làm việc trên công trường không có mũ hay bóng cây che chắn, vận động viên hoặc bộ đội tập luyện dưới nắng cũng hay bị bệnh này.
 
Quang phổ ánh nắng mặt trời gồm nhiều tia liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người như: 

 - Tia cực tím: Có khả năng xuyên qua lớp sừng của da đến lớp hạ bì, gây cháy da và say nắng. Tia tử ngoại có tác dụng sát trùng rất tốt (với virus, vi khuẩn), nhưng cũng có thể tiêu diệt luôn các tế bào bề mặt (da, võng mạc mắt) nếu rọi trực tiếp trong thời gian dài.

 - Tia hồng ngoại: Có tác dụng sinh nhiệt, xuyên qua các lớp da những vùng không được che chắn như đầu. Ở nhiệt độ từ 40oC trở lên, tia hồng ngoại bắt đầu gây ức chế thần kinh, làm rối loạn chuyển hoá và hoạt động sinh lý của các cơ quan thần kinh trung ương.
 
Việc đội mũ, nón không phải chỉ để làm đẹp. Nó thực sự góp phần bảo vệ cơ thể bạn khỏi các rối loạn do nhiệt độ.
 
Cấp cứu người say nắng: Chỉ cần đưa họ vào chỗ mát và tìm cách hạ nhiệt của cơ thể như quạt, chườm lạnh, uống nước lạnh, lau mát bằng các dung dịch dễ bay hơi. Ngoài ra, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt. Khi thấy hiện tượng hôn mê, nên đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.
 
Nhiễm độc ăn uống
 
Đây là loại bệnh thường gặp nhất trong mùa nóng. Gần đây, đã có một vài vụ ngộ độc, tiêu chảy tập thể tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể và trong cộng đồng dân cư. Nguyên nhân thường do thức ăn để quá thời hạn sử dụng, dụng cụ chế biến thực phẩm không sạch hoặc bảo quản không tốt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sẵn có phát triển hoặc bội nhiễm, làm hư hỏng thành phần thực phẩm, trữ độc tố vào cơ thể.
 
Việc giữ gìn, bảo quản thực phẩm tốt và chế biến sạch sẽ là quan trọng nhất để tránh xảy ra nguy cơ ngộ độc do ăn uống. Kiên quyết không dùng các thức ăn đã để quá lâu. Tránh dùng đồ hộp đã quá hạn, vì độc tố sinh ra trong loại thực phẩm vẫn đủ sức gây ngộ độc, thậm chí tử vong, dù đã được đun chín kỹ.
 
Trường hợp ăn ở các hàng quán, bạn nên chọn những nơi đã quen biết và tin cậy.
 
(Theo Tiếp thị & Gia đình)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hít nhiều bụi gỗ có bị ung thư sàng hàm? (13/05/2003)
Bệnh tật do tác dụng phụ của thuốc (13/05/2003)
Tự chữa căng vú trước kỳ kinh bằng thuốc dân gian (13/05/2003)
Sang chấn tâm lý do sức ép thi cử (12/05/2003)
Già trước tuổi (12/05/2003)
Gãy xương ở phụ nữ có thai (10/05/2003)
Hội chứng nhà kín (08/05/2003)
Học sinh ôn thi nên ăn gì? (07/05/2003)
10% trẻ em dị ứng do thực phẩm (02/05/2003)
Ăn gì để chọn giới tính cho con? (01/05/2003)
Tăng, giảm cân nhờ đồ uống (30/04/2003)
5 giai đoạn bổ sung thực phẩm cho bà mẹ tương lai (25/04/2003)
Cây sống đời chữa bách bệnh (05/04/2003)
Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV (08/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang