Chưa thể an tâm với thực phẩm không hàn the?
16:20' 18/12/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chỉ có 50% số cơ sở chế biến giò chả mua phụ gia thực phẩm an toàn thường xuyên, chưa có cơ sở chế biến bánh cuốn và bánh suse nào sử dụng phụ gia này. Người tiêu dùng vẫn chưa yên tâm mọi thực phẩm đều không dùng hàn the.

Khách hàng yên tâm với thực phẩm không hàn the?

Kết quả trên thu được từ cuộc khảo sát tại 12 cơ sở chế biến thực phẩm của Chương trình hướng dẫn sử dụng phụ gia thực phẩm thay thế hàn the trong chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến ở làng nghề Hà Nội do Sở Thương mại và Y tế tiến hành.

Số cơ sở sử dụng phụ gia an toàn đã tăng

Tất cả các cơ sở đều có nhu cầu sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn khoảng 1-5 kg/ngày nhưng trên thực tế không phải cơ sở nào cũng sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn. Qua xét nghiệm nhanh dư lượng hàn the của một số mẫu bánh cho thấy, trong 30 mẫu bánh suse xét nghiệm tại quận Ba Đình có tỷ lệ sử dụng hàn the là 63%; 80 mẫu giò lụa tại một số quận huyện có 20 mẫu có hàn the...

Mặc dù số lượng các cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn chưa nhiều nhưng đã có biến chuyển đáng kể. Chỉ tính riêng tại Hà Nội số các cơ sở sản xuất giò chả sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn đã tăng lên 2 lần.

Nếu trước kia các cơ sở sử dụng hàn the với chi phí 100 đồng/kg giò thì nay sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn phải chi 400 đồng/kg giò. Số tiền này không chênh nhau quá lớn nhưng nhiều cơ sở sản xuất bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng khách hàng sẵn sàng dùng hàn the chế biến thực phẩm.

Hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 cơ sở chế biến giò, chả, bánh các loại có sử dụng phụ gia thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ phụ gia thực phẩm của các cơ sở rất lớn nhưng không phải cơ sở nào cũng sử dụng phụ gia an toàn, nhiều cơ sở đã sử dụng hàn the (loại hóa chất độc làm giòn giò, làm dai bánh cuốn, bánh suse).

Tình hình sử dụng và kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng, các chất không phải phụ gia, phẩm màu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và chế biến bảo quản thực phẩm ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.

Bộ Y tế đã cấp giấy phép cho sản xuất và sử dụng Poly Phosphate trong chế biến thực phẩm thay thế hàn the. Sản phẩm được các cơ quan chức năng khuyến khích các các cơ sở chế biến sử dụng và bán tại 144 Nguyễn Khuyến, Hà Nội. Hàm lượng sử dụng của phụ gia trong chế biến thấp nhưng cho sản phẩm ngon. Chẳng hạn hàm lượng Poly Phosphate để sản xuất bánh cuốn, bánh phở là 3 gam/1 kg gạo; chế biến giò chả, xúc xích là 4-6 gam/1 kg thịt nạc.

''Treo đầu dê, bán thịt chó''

Bà Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Sở Thương mại Hà Nội cho biết: "Từ tháng 4/2003, nhiều hộ sản xuất giò chả tại làng Ước Lễ (Hà Tây) đã kiến nghị với các cơ quan quản lý về việc mua phải những túi phụ gia thực phẩm an toàn bị rút ruột, độn thêm hàn the rẻ tiền để hạ giá thành. Do đó, nhiều hộ gia đình mặc dù đã sử dụng phụ gia thay thế hàn the sản xuất giò chả nhưng kết quả kiểm nghiệm vẫn phát hiện chất độc này trong thành phẩm''.

Trước tình hình trên, ông Vũ Vinh Phú, Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội tỏ ra rất kiên quyết: ''Nếu chỉ phạt tiền các cơ sở chế biến, kinh doanh vi phạm sử dụng phụ gia độc hại bị cấm trong chế biến không làm giảm tình trạng này. Mức xử phạt phải được nâng lên như rút giấy phép kinh doanh. Bởi nếu phạt tiền vài triệu các cơ sở sẵn sàng nộp phạt, sau đó họ vẫn tiếp tục sản xuất và thu lại hàng trăm triệu đồng tiền lãi''.

Người tiêu dùng đã có thể yên tâm với thực phẩm không hàn the?

Hiện nay có 3 loại phụ gia thực phẩm an toàn đã được cấp phép của Cục Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm đó là:
- Phụ gia thực phẩm an toàn có ký hiệu C18B giá 72.000 đồng/kg.
- Phụ gia thực phẩm an toàn có ký hiệu G2 giá 86.000 đồng/kg.
- Phụ gia thực phẩm an toàn có ký hiệu PDP giá 7.000 đồng/gói cho 20kg.

  • Lệ Hà

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
8 lợi ích rõ ràng của cà phê (18/12/2003)
Khi cơ thể rung tiếng chuông cảnh báo: STRESS (18/12/2003)
Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm (17/12/2003)
Mẹ lùn bố béo sinh con bệnh tật (17/12/2003)
Người Nhật chữa bệnh bằng… karaoke (17/12/2003)
Đài Loan lại có người nhiễm SARS (17/12/2003)
''Gọt'' ngón chân cái - mốt mới thịnh hành ở Mỹ (17/12/2003)
Dịch cúm gà xuất hiện tại Hàn Quốc (17/12/2003)
Đoán sức khoẻ qua móng tay (16/12/2003)
Bệnh nhân nên học cách tự đo huyết áp (16/12/2003)
Đà Nẵng đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng bệnh viện đa khoa (15/12/2003)
Đái tháo đường - nguy cơ với bào thai (15/12/2003)
Để giữ cho bàn tay luôn đẹp (13/12/2003)
Bướu não trẻ em sẽ ít nguy hiểm nếu phát hiện sớm (13/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang