Ho ra đờm đen, có phải bị lao?
14:34' 01/12/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cháu 18 tuổi, khạc ra đờm đen, bác sĩ kết luận bị lao. Cháu đã nằm viện chữa khỏi, nhưng thời gian sau bị lại, không sốt về chiều, không ăn ngủ kém. Vậy cháu bị lao hay chỉ nhiễm virus? Cháu nên khám và điều trị ở đâu?

Chỉ  xét nghiệm chuyên khoa mới giúp kết luận ho ra đờm đen là do bệnh lao hay không.

Trả lời:  Bệnh do virus thì thường có sốt, mệt mỏi, đau mình mẩy, ít khi ho ra đờm đen. Còn bệnh lao thì thường khởi đầu dưới 3 hình thức:

- Đột ngột sốt cao 39-40oC, ho khạc đờm giống như viêm phổi, nhưng không phải đờm đen hoặc ho ra máu. Ho ra máu do lao phổi thường không cầm ngay mà ra rải rác nhiều lần, kéo dài trung bình 6-7 ngày, có khi hơn. Lúc đầu máu đỏ tươi, sau sẫm dần và trở thành cục đen do máu đọng lại ở phổi. Triệu chứng này thường xảy ra ở khoảng 14-15% trường hợp.

- Khoảng 80% trường hợp lao có dấu hiệu sốt nhẹ về chiều, ho thủng thẳng, đờm nhầy trắng, đôi khi có vài tia máu đỏ, đau ngực, sút cân, ăn ngủ kém. mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Ho kéo dài, dùng các thuốc kháng sinh thông thường không khỏi.

- Không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ tình cờ phát hiện bệnh lao trong dịp khám sức khoẻ. Trường hợp này rất hiếm gặp.

Đờm trong bệnh lao thường mới đầu nhầy trắng, dính, sau dần dần đặc lại, lờn nhờn, vị tanh, không mùi, khạc dễ. Đôi khi bãi đờm tròn là biểu hiện phổi đã thành hang hốc. Nếu có màu hơi xanh hoặc vàng, mùi hôi là do bội nhiễm thêm các loại vi khuẩn.

Theo thư mô tả, cháu chỉ bị khạc đờm đen mà không có biểu hiện gì khác. Theo chúng tôi, ngoài trường hợp ho ra máu như trên đã nói (phải có ho ra máu trước) còn có thể do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói bếp hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi, nhất là bụi than. Trong trường hợp này, nếu ngừng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì có thể khỏi. Tốt nhất cháu nên đến khám ở trung tâm chống lao và bệnh phổi của huyện hoặc tỉnh để được làm xét nghiệm xác định bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

PGS-TS. Hoàng Long Phát, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sự cần thiết của chuyện chăn gối (01/12/2003)
Chế độ dinh dưỡng phòng chống ung thư (29/11/2003)
Chữa chứng tự hãn theo kinh nghiệm dân gian (29/11/2003)
Những cái chết không báo trước (29/11/2003)
Trị chứng kinh bế, băng lậu phụ nữ bằng Đông y (28/11/2003)
Trị cảm lạnh bằng Đông y (28/11/2003)
Bệnh to đầu, chi (28/11/2003)
Cặp song sinh Cúc - An sắp xuất viện (28/11/2003)
Làm gì để vẫn minh mẫn khi về già? (27/11/2003)
Tại sao chếnh choáng khi ngủ dậy? (27/11/2003)
Một số loại thuốc nội giảm giá (27/11/2003)
Hà Nội có 6,5 % trẻ sơ sinh dưới 2,5kg (26/11/2003)
Thuốc nhỏ mắt có thể gây mù mắt (26/11/2003)
Quế có ích cho bệnh nhân tiểu đường (26/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang