Bệnh Crohn
11:12' 30/10/2003 (GMT+7)

Do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc bệnh tự miễn dịch, một số người bị tổn thương 15-150cm hồi tràng (đoạn cuối ruột non), gây sốt, nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng vùng hố chậu phải như bị viêm ruột thừa cấp và nhiều bệnh khác. Căn bệnh hiếm gặp này rất khó chẩn đoán, lại càng khó điều trị.

Bệnh Crohn được các ông Crohn, Zinsburrg và Oppenhemer miêu tả lần đầu tiên năm 1932. Theo miêu tả, người hay mắc bệnh này thường ở độ tuổi 20-40, nam nhiều hơn nữ. Bệnh ít gặp ở dạ dày, thực quản, tá tràng và đại tràng.

Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh Crohn gồm 2 thể: cấp và mạn.

Thể cấp tính: Bệnh có biểu hiện và diễn biến giống viêm ruột thừa cấp: có sốt cao 39-40oC, đau bụng vùng hố chậu phải, đau sau khi ăn, đại tiện xong thì giảm đau. Bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn, có khi đi ngoài lỏng, phân có máu. Bụng chướng, ấn đau, đôi khi sờ thấy một khối dài ở hố chậu phải. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng.

Thể mạn tính: Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài 2-4 năm, có khi hơn. Người bệnh thường đến khám với các triệu chứng như ở thể cấp tính, kèm theo thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột, rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang và các cơ quan lân cận khác. Chụp X-quang đại tràng thấy rõ hình ảnh quai ruột hồi tràng giãn hay hẹp, các tổn thương viêm, loét, hoặc các đường rò.

Bệnh Crohn là bệnh khó chẩn đoán vì đoạn hồi tràng bị tổn thương nằm ở vùng hố chậu phải, triệu chứng gần giống với viêm ruột thừa cấp, lao manh tràng, lao ruột, u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, vòi trứng, vỡ chửa ngoài dạ con... Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay để có hướng điều trị đúng đắn.

Điều trị

Điều trị nội khoa bảo tồn: Là phương pháp điều trị chủ yếu. Bệnh nhân cần chú ý đảm bảo tốt 3 khâu: nghỉ ngơi, ăn uống và thuốc men. Nên nằm tại giường đến khi hết các triệu chứng, nên ăn các thức ăn nhiều năng lượng, nhiều đạm và sinh tố, nên uống các loại kháng sinh, sinh tố, corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và thuốc điều trị triệu chứng (theo hướng dẫn của bác sĩ)

Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ tuyệt đối cho các trường hợp bệnh Crohn gây thủng ruột, chảy máu không cầm được, các trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn, trường hợp có lỗ rò giữa ruột với các cơp quan khác.

TS. Đào Kỳ Hưng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có ảnh hưởng đến sinh đẻ? (30/10/2003)
HIV có lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc? (29/10/2003)
Giải toả khó chịu trước kỳ kinh (29/10/2003)
Chữa tiểu đường bằng dược thảo (28/10/2003)
Phát hiện sớm bệnh xơ cứng bì (28/10/2003)
Cho trẻ ăn dầu hay mỡ? (28/10/2003)
Làm gì khi xét nghiệm không có tinh trùng? (28/10/2003)
Chữa bất lực bằng khí công (27/10/2003)
Xử trí tại nhà sốt cao co giật cho trẻ còn bú (27/10/2003)
Ngồi nhiều dễ mắc bệnh trọng (27/10/2003)
Nước ối ít không hẳn đã là dấu hiệu xấu (27/10/2003)
Thuận tiện và đẹp hơn với kính áp tròng (27/10/2003)
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc (27/10/2003)
Mật ong - dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu (25/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang