Chữa sai khớp khuỷu
10:16' 23/10/2003 (GMT+7)
Khi ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế khuỷu tay duỗi quá mức, người ta có thể bị đứt dây chằng trước và bên của khớp; đầu trên của xương trụ và xương quay bị bật khỏi ròng rọc và lồi cầu xương cánh tay, còn gọi là sai khớp khuỷu. Việc nắn chỉnh sớm sẽ giúp nạn nhân nhanh phục hồi vận động.

Sai khớp khuỷu ra sau là loại sai khớp khuỷu hay gặp, với các triệu chứng sau:

- Ðau, sưng nề và bất lực vận động ở khớp khuỷu (không thể gấp cẳng tay vào cánh tay được).
- Cẳng tay duỗi khoảng 10-20o và bệnh nhân không thể thay đổi được tư thế đó.
- Nhìn thấy dấu hiệu nhát rìu ngay trong mỏm khuỷu. Thay đổi các mốc xương ở khuỷu.
- Dấu hiệu lò xo: gấp cẳng tay bệnh nhân vào cánh tay, thả ra đột ngột cẳng tay sẽ bật trở lại tư thế bắt buộc (chú ý: dấu hiệu này chỉ được làm sau khi đã vô cảm).

Ðiều trị

Sai khớp khuỷu cần được nắn chỉnh sớm để quá trình nắn thuận lợi và phục hồi tốt chức năng. Nhưng nếu bệnh nhân đến muộn trong 2-3 tuần thì vẫn còn khả năng nắn chỉnh được.

Các phương pháp nắn chỉnh sai khớp khuỷu thường áp dụng:

- Bệnh nhân có thể nằm ngửa hoặc ngồi. Người phụ cầm cổ tay bệnh nhân kéo theo trục cẳng tay với lực kéo tăng dần, đồng thời đưa cẳng tay gấp dần về 90o. Người nắn dùng 4 ngón của hai bàn tay ôm lấy mặt trước dưới cánh tay và kéo đối lại với lực kéo của người phụ; đồng thời người nắn dùng hai ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu xuống dưới và ra trước.

- Nếu chỉ có một người nắn, không có người phụ thì có thể tiến hành như sau: bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, người nắn đứng giữa tay sai khớp và bờ sườn bệnh nhân, lưng quay về phía khớp khuỷu. Một tay người nắn giữ lấy cánh tay bệnh nhân, tay kia giữ lấy cổ tay bệnh nhân. Dùng bờ sườn tỳ vào cẳng tay bệnh nhân kết hợp với lực kéo ở cổ tay bệnh nhân.

Sau khi nắn chỉnh xong, phải chụp X-quang kiểm tra lại. Cố định chi bằng nẹp bột cánh- cẳng tay, khuỷu gấp 90o trong 10-15 ngày. Sau đó cho bệnh nhân tập vận động phục hồi chức năng.

BS. Kiều Minh, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Có nên dùng thuốc đau dạ dày lúc mang thai? (23/10/2003)
Vận động thể lực quá mức có thể bị đột tử (22/10/2003)
Thuốc corticoid dạng xịt mẹ dùng có nguy hiểm cho thai nhi? (21/10/2003)
Khó thở và cách xử trí (21/10/2003)
Bệnh tinh hồng nhiệt (20/10/2003)
Khắc phục hội chứng kích thích ruột (20/10/2003)
Cảnh giác với Hội chứng ngôi nhà bệnh (20/10/2003)
Tập thể dục sau chuyến bay dài ngày (20/10/2003)
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi (20/10/2003)
Người bệnh thận nên ăn gì? (18/10/2003)
Tránh thuốc gì khi mang thai? (18/10/2003)
Có thể chữa ung thư xương bằng thuốc nam? (17/10/2003)
Đan sâm trị bệnh gì? (17/10/2003)
Chữa giời leo bằng Ðông y (17/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang