Vận động thể lực quá mức có thể bị đột tử
11:09' 22/10/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi rất thích chơi bóng đá, nhiều lúc chơi hăng đến mức tưởng đứt hơi, muốn ngất xỉu. Tôi được biết có vận động viên bị đột tử khi thi đấu; nguy cơ này có thể xảy ra với người thường vận động thể lực quá mức không?

Trả lời: Nguy cơ đột tử trong thi đấu thể thao do nỗ lực vận động quá mức rất hiếm xảy ra. Vì vậy, khi có trường hợp bị tai biến này thường gây ấn tượng mạnh cho nhiều người. Thật ra đột tử trong thi đấu thể thao đều có nguyên nhân từ một dị tật bẩm sinh, tiềm tàng, không biểu hiện triệu chứng, nên trước đó đã không được phát hiện.

Theo một số tổng kết nghiên cứu kết quả mổ tử thi của các vận động viên bị đột tử trong thi đấu, có tới 26,4% có nguyên nhân từ bệnh cơ tim phì đại không được phát hiện trước đó. Nguyên nhân thứ hai là có dị dạng bẩm sinh của hệ mạch máu vành tim có chức năng cung cấp máu và vận chuyển oxy cho cơ tim. Nếu nguyên nhân này được phát hiện sớm thì có thể sửa chữa dị tật bằng phẫu thuật. Sau mỗi lần vận động với cường độ cao và kéo dài, nếu thấy xuất hiện cơn đau thắt ngực thì cho dù kết quả đo điện tim (ECG) bình thường thì cũng cần nghỉ ngơi và đi khám tuyến chuyên khoa sâu về tim mạch.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác có thể dẫn tới hiện tượng đột tử trong thi đấu thể thao như bệnh viêm cơ tim, lạm dụng ma tuý hoặc hiện tượng sốc do say nắng. Cũng có khoảng 2% không xác định được nguyên nhân gây đột tử.

Vì vậy, trước khi chọn lựa các loại hình tập luyện đòi hỏi cường độ gắng sức cao và kéo dài, bạn cần được thăm khám tim mạch để có kế hoạch chủ động phòng chống những hậu quả xấu có thể xảy ra. Do có những dị tật bẩm sinh rất tiềm tàng, không dễ phát hiện bằng các kỹ thuật thông thường, nên trong tập luyện, thi đấu, nếu thấy triệu chứng gì khác thường, cần phản ánh ngay với thầy thuốc để có kế hoạch thúc đẩy chẩn đoán.

BS. Lê Quang Hồng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thuốc corticoid dạng xịt mẹ dùng có nguy hiểm cho thai nhi? (21/10/2003)
Khó thở và cách xử trí (21/10/2003)
Bệnh tinh hồng nhiệt (20/10/2003)
Khắc phục hội chứng kích thích ruột (20/10/2003)
Cảnh giác với Hội chứng ngôi nhà bệnh (20/10/2003)
Tập thể dục sau chuyến bay dài ngày (20/10/2003)
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi (20/10/2003)
Người bệnh thận nên ăn gì? (18/10/2003)
Tránh thuốc gì khi mang thai? (18/10/2003)
Có thể chữa ung thư xương bằng thuốc nam? (17/10/2003)
Đan sâm trị bệnh gì? (17/10/2003)
Chữa giời leo bằng Ðông y (17/10/2003)
Trẻ sơ sinh có thể ốm vì phòng ngủ (17/10/2003)
Khối u cạnh tinh hoàn (16/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang