Khó thở và cách xử trí
10:36' 21/10/2003 (GMT+7)

Ngoài các nguyên nhân như vận động quá mức, quá căng thẳng, ở trên độ cao, môi trường quá lạnh hoặc quá nóng..., người ta còn thấy khó thở do bất thường ở một số cơ quan trong cơ thể. Khi thấy khó thở ngay cả khi nằm nghỉ, hoặc khi có biểu hiện bệnh lý như đau ngực, ho ra máu..., cần khám chữa ngay.

Kiểm tra sức khoẻ khi thấy khó thở ngay cả lúc nghỉ ngơi.
 
 

Khi nào khó thở là một triệu chứng của bệnh?

Nếu khó thở kéo dài và dai dẳng thì hầu như chắc chắn là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý nào đó. Nếu khó thở chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng, thì phải làm các xét nghiệm kiểm tra.

Dưới đây là một số dấu hiệu khó thở có liên quan đến bệnh tật:

- Khó thở khi nghỉ.
- Khó thở khi gắng sức.
- Khó thở khi nằm.
- Khó thở đi kèm với các triệu chứng như: đau ngực hay đau ngực lan lên tay hoặc lên cổ, lên hàm. Kèm theo là những biểu hiện: sưng tấy cẳng chân hoặc bàn chân. Tăng cân hoặc mất cân một cách khó hiểu đi kèm với sự kém ăn. Mệt mỏi từng lúc. Toát mồ hôi. Ho ra đờm có màu vàng, xanh, gỉ sắt hoặc thấy có máu trong đờm. Sốt. Thở khò khè. Ho kéo dài dai dẳng. Ðầu móng tay hoặc môi có màu xanh tím. Mệt mỏi, choáng váng. Móng tay khum...

Một số cơ quan bất thường có thể gây khó thở

- Phổi.
- Những nhiễm trùng mới mắc như viêm phế quản, viêm phổi hoặc những nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong trường hợp này thường đi kèm với thay đổi màu sắc của đờm hoặc sốt.
- Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè. Với hen phế quản, ta hay thấy đi kèm có tiền sử dị ứng. Trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc giãn phế nang, người bệnh thường có bệnh sử hút thuốc lá.
- Ung thư phổi hoặc khối u tại phổi. Khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh sử bệnh nhân thường có nghiện thuốc lá nặng.
- Tổn thương phổi diện lớn ví như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi.
- Tắc mạch phổi. Khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.
- Bệnh cơ hoành và thành ngực. Liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc béo phì đều có thể gây khó thở.
- Tim mạch.
- Suy tim. Khó thở trong suy tim là do giảm khả năng giãn nở của cơ tim làm cho tăng áp lực máu quanh phổi. Triệu chứng thường gặp trong suy tim là khó thở khi nằm hay dậy buổi tối do khó thở, ho về đêm hoặc khi nằm, khó thở khi gắng sức, phù ở cẳng chân. Các nguyên nhân thường gặp trong suy tim là nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, viêm cơ tim do virus, suy tim do rượu, suy tim do cocain...
- Bệnh toàn thân.
- Thiếu máu. Do hồng cầu mang oxy khi lượng hồng cầu giảm sẽ làm oxy không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể gây ra khó thở.
- Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh Basedow, sốc, nhiễm trùng máu.
- Bệnh thận và gan mạn tính. Do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.
- Viêm đa khớp.
- Do hệ thống thần kinh.
- Tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô thấp thường xảy ra sau các triệu chứng thần kinh.
- Rối loạn thần kinh cơ có thể ảnh hưởng đến giãn nở lồng ngực và có thể ảnh hưởng đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở.
- Lo lắng thái quá: Lo lắng có thể làm khó thở do tăng không khí. Khó thở sẽ hết khi không còn lo lắng.

Khi bệnh nhân thấy khó thở, sẽ được bác sĩ khám lâm sàng và chụp phim tim phổi. Nếu có nghi ngờ bệnh tim, bác sĩ sẽ phải cho làm điện tâm đồ và siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức để tìm xem có bệnh mạch vành không. Nếu có nghi ngờ bệnh phổi, phải làm chức năng phổi. Một số trường hợp có thể phải làm thêm chụp cắt lớp vi tính.

Ðiều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu được chẩn đoán bệnh tim, sẽ được điều trị bằng thuốc chữa suy tim như lợi tiểu, ức chế men chuyển, digoxin và chẹn bêta.

Nếu khó thở do hen tim và bệnh phổi mạn tính, có thể phải điều trị bằng các thuốc giảm co thắt phế quản và thuốc chống viêm hoặc thở oxy. Trong trường hợp nhiễm trùng, có thể phải dùng thuốc kháng sinh.

Tránh khó thở


- Bỏ thuốc lá có thể làm giảm các triệu chứng khó thở cũng như giảm được nguy cơ ung thư phổi.
- Tránh các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, các độc chất. Nếu có cơ địa dị ứng, cần tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng.
- Tránh tăng cân và tập thể dục đều đặn.
- Nếu suy tim, dùng thuốc thường xuyên, ăn giảm muối và theo dõi cân nặng thường xuyên.
- Biết được tình trạng bệnh lý của mình. Phải hỏi bác sĩ về cách làm thế nào để tránh khó thở.

ThS. Phạm Như Hùng, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bệnh tinh hồng nhiệt (20/10/2003)
Khắc phục hội chứng kích thích ruột (20/10/2003)
Cảnh giác với Hội chứng ngôi nhà bệnh (20/10/2003)
Tập thể dục sau chuyến bay dài ngày (20/10/2003)
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi (20/10/2003)
Người bệnh thận nên ăn gì? (18/10/2003)
Tránh thuốc gì khi mang thai? (18/10/2003)
Có thể chữa ung thư xương bằng thuốc nam? (17/10/2003)
Đan sâm trị bệnh gì? (17/10/2003)
Chữa giời leo bằng Ðông y (17/10/2003)
Trẻ sơ sinh có thể ốm vì phòng ngủ (17/10/2003)
Khối u cạnh tinh hoàn (16/10/2003)
Chồng hút thuốc khi vợ có thai (16/10/2003)
Phát hiện và xử trí biến dạng bàn chân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (16/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang