Phát hiện và xử trí biến dạng bàn chân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
10:52' 16/10/2003 (GMT+7)

Loại trừ các nguyên nhân ở não (bại não) và các tai biến sản khoa, trẻ mới sinh đã có thể có những biến dạng bất thường ở bàn chân. Từ khi vaccine phòng bại liệt được sử dụng rộng rãi, hiệu quả thì các biến dạng này ngày càng hiếm gặp. Thế nhưng các biến dạng có mầm mống di truyền và do tư thế thai nhi trong bào thai của mẹ thì chưa có gì thay đổi, cần được phát hiện sớm và kịp thời xử lý.

Bàn chân hình thuổng, luôn duỗi thẳng - một loại dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Ước tính, cứ 800 trẻ sơ sinh thì có 1 cháu bị biến dạng bất thường ở bàn chân. Có thể các dị tật ở cột sống, háng và gối cũng làm thay đổi hình thái, cấu tạo bàn chân. Dung tích bào thai chật chội khi thai đã phát triển khiến thai nhi phải ở một tư thế nào đó không thay đổi một thời gian (như co thì co mãi, duỗi thì duỗi dài ngày).

Có thể gặp các biến dạng sau: Bàn chân dẹt quá, bàn chân vòm quá, bàn chân vẹo vào trong, bàn chân bị vẹo ra ngoài, bàn chân gấp áp sát cẳng chân.

Một số dạng hay gặp nhất là: Bàn chân giống hình thuổng, thẳng như chân ngựa do gân gót bị co không thể gấp cổ chân lên được; bàn chân vẹo vào trong; gan chân và gót ngửa lên trời.

Phát hiện sớm

Khi mới sinh con, người mẹ phát hiện sớm con mình có gì bất thường. Khi có nghi ngờ nên dùng lông bàn chải mềm kích thích da chân để xem cháu bé cử động các động tác khác nhau có bất thường không. Nếu khó xác định thì nên nhờ thầy thuốc thăm khám.

Những tuần lễ sau, các biến dạng ngày càng rõ. Ðược bác sĩ hướng dẫn, cha mẹ có thể xoa tay sạch bằng phấn rôm uốn nhẹ nhàng các chân biến dạng dần trở về với hình thái bình thường.

Phần lớn các biến dạng bàn chân được uốn nhẹ nhàng, kiên trì, liên tục sẽ dần trở lại bình thường. Ngoài ra có những biến dạng rất khó nắn chỉnh, nên nhờ thầy thuốc chỉnh hình khám vì ngoài cổ chân, bàn chân cần khám tri giác, cột sống, háng, gối... của cháu bé để phát hiện sự bất thường. Bác sĩ cũng cần xem các xương cổ chân, bàn chân, bao khớp, gân... có bị xô lệch trật khớp không?

Khắc phục

Thời kỳ bé dưới 1 tuổi chủ yếu uốn biến dạng bằng tay, có khi cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chỉnh hình, các máng bột, nẹp nhẹ nhàng.

Trên 1 tuổi nếu còn di chứng cần can thiệp phẫu thuật cũng chỉ là phần mềm: bao khớp, dây chằng mà không vào xương. Các thủ thuật ở xương chỉ được tiến hành sau tuổi dậy thì (gái 13, trai 14-15 tuổi).

Các biến dạng bất thường ở bàn chân trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng để lại di chứng, gây trở ngại cho học tập, sinh hoạt, giảm thẩm mỹ, hạn chế sức lao động. Có sự quan tâm của bố mẹ được sự giúp đỡ của các thầy thuốc, phương tiện chỉnh hình hỗ trợ, các biến dạng nặng được chỉ định phẫu thuật chính xác, đúng lúc sẽ không để lại các tình trạng tàn tật đáng tiếc.

GS-BS Dương Ðức Bính, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bệnh nấm da hay viêm da thần kinh? (15/10/2003)
Thuốc quý từ lộc nhung (15/10/2003)
Đau xương, khớp kêu khi vận động (15/10/2003)
Sắp sản xuất thuốc tránh thai cho nam giới (15/10/2003)
Xử lý dị vật đường thở (14/10/2003)
Thuốc làm tăng kích thước dương vật (14/10/2003)
Chữa suy nhược cơ thể bằng thuốc nam (14/10/2003)
Bài thể dục cho phụ nữ mang thai (14/10/2003)
Ăn nhiều muối lợi hay hại? (13/10/2003)
Thuốc nội tiết có cần cho người từng sẩy thai, thai lưu? (13/10/2003)
Để trẻ sơ sinh không lây viêm gan siêu vi B từ mẹ (13/10/2003)
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà (11/10/2003)
Uống Cigelton có ngăn ngừa được lão hoá và phòng ung thư? (10/10/2003)
Phát hiện và chữa liệt mặt do lạnh (10/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang