,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
900614
Mỹ phẩm chứa dầu cây chè có thể bị cấm sử dụng
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Mỹ phẩm chứa dầu cây chè có thể bị cấm sử dụng

Cập nhật lúc 08:43, Thứ Ba, 20/02/2007 (GMT+7)
,

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét và có khả năng đưa ra lệnh cấm sử dụng dầu cây chè sau một nghiên cứu cho thấy, nó có thể gây độc cho người sử dụng. 

Cây chè Melaleuca alternifolia

Dầu cây chè (trà) thường được dùng trong các loại mỹ phẩm như dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, thuốc đánh răng, nước súc miệng...

Nó còn được dùng để trị mụn trứng cá. Thế nhưng nay, các nhà khoa học ở ĐH  Ulster, Anh vừa phát hiện thấy, tinh dầu này có khả năng gây hại cho người sử dụng.

Dầu cây chè có thể gây nên bệnh phát ban hoặc dị ứng da.

Chính vì thế, Ủy ban khoa học về các sản phẩm tiêu dùng thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét và có khả năng đưa ra lệnh cấm sử dụng dầu cây chè trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Tinh dầu chè, độc chất gây dị ứng da

Các nhà khoa học thuộc ĐH Ulster, Anh, đã phát hiện dầu cây chè trong các loại mỹ phẩm, dù chỉ với một liều lượng nhỏ, cũng có thể không an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

Dầu cây chè (tea tree oil) cần phải phân biệt với dầu chè (tea oil).

Dầu chè (tea oil) là một loại gia vị ngọt và dùng trong nấu ăn. Dầu chè được chiết xuất từ cây hoa trà Camellia.

Nhiều loại mỹ phẩm hiện đang sử dụng tinh dầu cây chè... (Ảnh mang tính minh họa)

Còn dầu cây chè (tea tree oil hay melaleuca oil) là một loại tinh dầu có màu hơi vàng vàng ánh xanh lá cây với mùi long não. Loại tinh dầu này chủ yếu được chiết xuất từ loại cây chè tên Melaleuca alternifolia. Nó đã được biết đến và sử dụng từ hàng trăm năm nay.

Melaleuca là một cây thuốc cổ truyền trong các bộ lạc thổ dân, chủ yếu được trồng ở vùng duyên hải đông bắc New South Wales, Úc.

Người ta cho rằng loại dầu cây chè rất hữu ích đối với việc điều trị và làm đẹp.

Dầu cây chè là chất khử trùng và là chất kích thích miễn dịch mạnh mẽ, nên còn được gọi là “nguyên liệu cấp cứu”.

Thổ dân dùng nó để điều trị bỏng, mụn, gàu, những vết đứt, ho, cảm lạnh, đau nhức hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu do chàm bội nhiễm, nấm candida… Nhưng theo phát hiện mới đây của các nhà khoa học, thực tế đây là loại dầu "nguy hiểm".

Các nhà khoa học đã khuyên người sử dụng cảnh giác với những sản phẩm có chứa tinh dầu cây chè trước khi sử dụng vì loại tinh dầu này dễ gây cho da bị phồng rộp hoặc nổi các nốt đỏ. Thậm chí với những người mà cơ thể nhạy cảm, tinh dầu trà có thể gây ra dị ứng

Bên cạnh đó dầu này có thể tiêu diệt các vi khuẩn nguy hiểm, nhưng những vi khuẩn không bị diệt có thể tồn tại và có khả năng chống lại các kháng sinh tốt hơn.

Theo các nhà khoa học ở ĐH Ulster, việc sử dụng một lượng nhỏ dầu này trong sản phẩm mỹ phẩm có thể khiến các vi khuẩn như MRSA, E.coli và Salmonela có khả năng chống lại các chất kháng sinh và gây nên sự nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn cho người sử dụng.

Tinh dầu chè tươi, một độc chất

Melaleuca alternifolia

Tinh dầu cây chè, Melaleuca oil, hầu như được sử dụng ngoài da. Tinh dầu trà tươi là một chất độc, nếu nuốt vào bụng, thậm chí với lượng nhỏ.

Dầu cây chè là một loại tinh dầu chứa chất phenol. Đó là một hoạt chất có cấu tạo vòng và hoạt tính tương tự nhựa thông (turpentine), được biết là độc chất. Thực chất dầu cây trà cũng là một dung môi hoà tan sơn rất tốt.

Chỉ cần một lượng nhỏ, từ 2-5g trên một kg thể trọng của hợp chất terpenic của dầu cây chè có thể gây ra ngộ độc cấp tính.

Ở góc độ độc chất học, dầu cây chè có thể nhanh chóng hoà tan và thấm vào trong máu gây ngộ độc.

Một số ngộ độc về đường răng miệng do tinh dầu cây chè ở người đã được rải rác ghi nhận. Các triệu chứng ngộ độc xảy ra trong vòng từ 2 – 8 giờ đồng hồ sau khi sử dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu cây chè. 

Triệu chứng bao gồm trầm cảm, suy yếu, chứng vận động khó khăn, sự thiếu phối hợp, những hành vi bất thường, rung chi. Những dấu hiệu cảnh báo có thể còn bao gồm: ói mửa, choáng váng, mất cân bằng, bỏ ăn và kiệt sức.

Dầu cây chè còn là một chất độc đối với các loại thú nuôi trong nhà, bao gồm cả mèo.

Ngay từ đầu những năm của thập niên 1990, người ta đã nghi ngờ rằng những con mèo bị kích động vì không thể chịu đựng được tinh dầu cây chè và đã phải chịu đựng những tác hại do sử dụng sản phẩm từ tinh dầu.

Mèo là loài vật vô cùng nhạy cảm với phenol và các hợp chất benzen khác.

Người ta đã khuyến cáo rằng số lượng của dầu cây chè trong một sản phẩm như dầu gội đầu cho mèo không nên vượt hơn 1%. 

Đã có những báo cáo về những ca mèo bị ngộ độc do tinh dầu trà được Trung tâm Kiểm soát Ngộ độc Thú y Quốc gia Mỹ National Animal Poison Control Center (NAPCC) ghi nhận.

Trong đa số những trường hợp, dầu cây chè đã được sử dụng ở liều lượng rất cao một cách không phù hợp gây ra sự ngộ độc nghiêm trọng.

  • Hương Cát (Nguồn:teatreewonders, wikipedia, messybeast) 
,
,