Trung Quốc và hậu quả của sinh vật xâm hại
23:02' 04/06/2004 (GMT+7)

Động thực vật được nhập khẩu vào Trung Quốc khiến nước này thiệt hại gần 14,5 tỷ USD mỗi năm. Nhằm giải quyết vấn đề trên, Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia và Bộ Khoa học -Công nghệ Trung Quốc đã bắt tay vào soạn thảo một dự luật an toàn sinh học.

Không chỉ gây thảm hoạ về sinh thái tại Trung Quốc, bèo tây còn huỷ hoại nguồn cá ở hồ Victoria tại châu Phi khiến hàng triệu người đối mặt với nạn đói.

Được gọi là các loài xâm hại, chúng được đưa vào từ nước ngoài song cuối cùng gây hại cho các hệ sinh thái địa phương, đe doạ các loài bản địa và làm mất tính đa dạng sinh học. Theo Tô Hải Cân, giám đốc phân ban đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên thuộc Viện Khoa học Môi trường Nam Kinh, một ví dụ điển hình là bèo tây được du nhập từ Nam Mỹ vào những năm 1950 để làm thức ăn cho lợn. Sau đó, khi mọi người bắt đầu sử dụng các loại thức ăn khác, họ ngừng cho lợn ăn bèo tây.

Tuy nhiên, loài thực vật này sinh sản nhanh và lây lan tại các tỉnh như Quảng Đông (miền Nam), Giang Tô và Phúc Kiến (miền Đông). Bèo tây bao phủ mặt nước, đánh bại các loài thuỷ sinh khác và gây thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương. Các chính quyền địa phương đã chi nhiều tiền để tiêu diệt bèo tây song mọi nỗ lực của họ đều thất bại.

Một cuộc khảo sát toàn Trung Quốc được tiến hành vào các năm 2001 và 2003 cho thấy có 283 loài xâm hại lạ tại nước này, từ thực vật cạn, bò sát cho tới các vi sinh vật. Gần 40% trong số này được coi là có ích và được du nhập có cân nhắc song cuối cùng chúng lại gây thảm hoạ cho các loài bản địa và hệ sinh thái địa phương. Khoảng 49% được du nhập tình cờ do lẫn hoặc bám vào các sản phẩm buôn bán quốc tế. Sau đó, chúng phát triển nhanh.

Theo cuộc khảo sát do ông Tô và các chuyên gia từ Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Nông nghiệp, Cục Lâm nghiệp tiến hành, các loài xâm hại gây tổn thất trực tiếp về kinh tế gần 2,4 tỷ USD mỗi năm. Tổn thất trực tiếp về kinh tế nằm trong các khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Trong khi đó, tổn thất gián tiếp đối với hệ sinh thái và tài nguyên lên tới 12 tỷ USD mỗi năm.

Ông Tô cho biết: ''Nhiều người tại Trung Quốc thiếu hiểu biết về tác động của các sinh vật ngoại lai đối với với hệ sinh thái và môi trường. Do vậy, họ không quan tâm tới vấn đề này. Thậm chí, một số người mù quáng tin rằng thực vật lạ tốt hơn thực vật bản địa (!). Hầu hết mọi loại hạt cỏ đều được nhập từ nước ngoài. Không có bất kỳ đánh giá nào về nguy cơ trước khi nhập các loài ngoại lai này. Cùng lúc đó, việc quản lý các loài mới không có hiệu quả''.

Ông Tô đề xuất một số biện pháp bao gồm ban hành Luật về An toàn Sinh học, tăng cường năng lực đánh giá nguy cơ, nghiên cứu nhiều hơn về việc kiểm soát các loài sinh vật xâm hại và nâng cao ý thức của công chúng. Thái Lôi, thuộc Văn phòng An toàn Sinh học và Đa dạng Sinh học, Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia, cho biết: Ngoài việc soạn thảo Luật An toàn Sinh học, Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu một hệ thống đánh giá rủi ro đối với việc du nhập các loài lạ.

Một số vấn đề về sinh vật xâm hại

Một loài xâm hại ngoại lai là loài được tìm thấy bên ngoài môi trường tự nhiên của nó. Nó được con người du nhập cố ý hoặc vô ý; sinh trưởng và gây ra những thay đổi rõ ràng trong các hệ sinh thái tự nhiên ở nơi đến.

Một hệ sinh thái tồn tại nhờ vào sự tiến hoá lâu dài. Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các loài trong hệ sinh thái được phát triển bởi hàng trăm năm hoặc hàng nghìn năm cạnh tranh, đào thải, thích nghi và hợp tác. Sau khi xâm nhập vào một hệ sinh thái, các loài lạ bị hệ sinh thái đó loại trừ và chỉ có thể tồn tại với sự giúp đỡ của con người bởi chúng không có khả năng thích ứng với môi trường mới. Nếu không, chúng trở thành một kẻ xâm hại thực sự, làm đảo lộn sự cân bằng, thay đổi hoặc huỷ hoại hệ sinh thái địa phương do không có kẻ thù tự nhiên.

Tác động của các loài xâm hại là chúng trực tiếp làm giảm số lượng sinh vật bản địa và gián tiếp giảm số lượng các loài phụ thuộc khác. Chúng cũng gây ra những thay đổi trong hệ sinh thái và cảnh quan địa phương, đồng thời làm giảm sức đề kháng của sinh vật bản địa đối với sâu bệnh và hoả hoạn.

Đa dạng sinh học cung cấp ba dạng lợi ích chính: dịch vụ sinh thái, tài nguyên sinh học và lợi ích xã hội. Hơn 40% nền kinh tế thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo trên Trái đất có nguồn gốc từ đa dạng sinh học. Hành động du nhập cố ý các loài lạ là một trong những chương trình nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và các nền kinh tế.

Việc du nhập cố ý và lan truyền các sinh vật ngoại lai phải bị hạn chế trong khi các chuyên gia tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về loài đó, nên du nhập nó vào đâu, số lượng, diện tích nó chiếm cứ, tính an toàn cho sức khoẻ và môi trường. Nên cấm du nhập các loài lạ vào hoặc gần kề Khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, nên cấm sử dụng mọi loài lạ trong các chương trình phục hồi thực vật (chẳng hạt nhập cỏ của nước ngoài nhằm chống xói mòn), khuyến khích sử dụng các loài địa phương cũng như nghiên cứu sử dụng chúng theo cách bền vững.

Trên hết, các quốc gia nên xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các loài xâm hại cũng như hệ thống thông tin về các loài lạ, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Xây dựng Công ước hạn chế sự lây lan của các loài này cũng là ưu tiên hàng đầu.

  • Minh Sơn (Tổng hợp) 
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trăn Mianmar - phần nổi của tảng băng chìm (04/06/2004)
Đừng để cơ chế thị trường chi phối 100% KH-CN! (04/06/2004)
Bao nhiêu người lên Mặt trăng rồi trở về Trái đất? (04/06/2004)
"Bệnh" kéo dài, đã thành mạn tính... (02/06/2004)
Đánh cá bất hợp pháp - một loại cướp biển (01/06/2004)
"Gạch Chăm ông Chỉnh" và bức xúc của nhà sáng chế (31/05/2004)
Sẽ có chiến tranh về... nước ở châu Phi? (31/05/2004)
Đừng xem khoa học - công nghệ như một thứ trang sức (31/05/2004)
Chuyện "ông già Lương" và... bầu sữa bao cấp (29/05/2004)
Rà soát lại đội ngũ và định hướng nghiên cứu khoa học (28/05/2004)
Sử dụng đội ngũ KH-CN: Cơ chế bất cập! (27/05/2004)
Cái chết bí ẩn của "gã khổng lồ" baobab Nam Phi (26/05/2004)
Xu thế điện hạt nhân: Thế giới vẫn phân cực! (26/05/2004)
Yangqiao - ngôi làng của thần chết ở Trung Quốc (25/05/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang