,
221
12040
Khoa học Công nghệ Việt Nam 2010: Hội nhập và phát triển
KHCNVietnam2010
/khoahoc/event/12040/
1312932
Mở rộng ứng dụng CNSH- hướng phát triển bền vững
0
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Mở rộng ứng dụng CNSH- hướng phát triển bền vững

Cập nhật lúc 16:43, Thứ Hai, 11/10/2010 (GMT+7)
,

So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông nghiệp ở VN mới bắt đầu những bước đi chập chững. Thực tế kết quả triển khai ở một số địa phương cho thấy, việc tăng cường ứng dụng CNSH là hướng đi tối ưu và bền vững.

Đột phá và tiên phong

Đồng Nai là một trong những địa phương mạnh dạn ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, trong đó nổi bật là việc ứng dụng CNSH vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường.

khcn
Ứng dụng CNSH giúp nhiều người dân ở địa phương vươn lên làm giàu

Nhiều nông dân đã ứng dụng CNSH trong trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế, như dùng các giống mới cho năng suất chất lượng cao, kháng được sâu bệnh; dùng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, kích thích cây ra hoa sớm, cho năng suất tăng gấp 1,5- 4 lần so với cách chăm sóc truyền thống.

Điển hình như HTX xoài Suối Lớn (Xuân Lộc) ứng dụng CNSH cho ra hoa nghịch vụ và quả sớm nên giá bán cao gấp 2 lần chính vụ. HTX rau Trảng Dài (TP.Biên Hòa) ứng dụng CNSH rút ngắn được thời gian chăm sóc rau gần 1 tuần/lứa. Nhiều nông dân ở Xuân Lộc, Cẩm Mỹ... dùng chế phẩm sinh học Trichoderma cho cây tiêu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đẩy năng suất lên 6-10 tấn/hécta.

Trong chăn nuôi, việc thụ tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành có trọng lượng từ 250-280 kg/con, tăng 70-100 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ tăng 1,5 lần. Bên cạnh đó, nông dân còn ứng dụng CNSH vào ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm; ủ các phế phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng để giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận.

Với hơn 1.600ha rau an toàn ứng dụng CNSH, sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm, hơn 700ha hoa, cây cảnh cho doanh thu 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm, TP. Hồ Chí Minh trở thành địa phương tiên phong trong việc ứng dụng CNSH.  Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của thành phố luôn tăng. Nhiều ứng dụng khoa học mới được triển khai như: công nghệ nuôi cấy mô cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái...; ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gen; sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh; ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi  cho bò sữa và bò thịt; áp dụng công nghệ di truyền để sản xuất vắc-xin thế hệ mới;...

Mở rộng ứng dụng CNSH


Ứng dụng CNSH đã giúp người dân ở nhiều địa phương làm giàu và vươn lên khá giả. Tuy nhiên có một thực tế là nhiều nơi, người nông dân vẫn đứng ngoài cuộc, bởi thế trên cùng một diện tích, thổ nhưỡng và cây trồng có hộ thu lời vài trăm triệu đồng/năm song cũng có hộ chỉ thu lại vài chục triệu đồng/năm.

Đơn cử như ở Đồng Nai, nhiều hộ dùng giống mới, sử dụng các chế phẩm sinh học như phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật... đẩy năng suất cây bắp vụ đông-xuân lên 10-13 tấn/hécta/vụ, nhưng có hộ chỉ dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu chăm sóc phòng bệnh, chi phí đầu vào cao, năng suất chỉ đạt 5-7 tấn/hécta/vụ. Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ở Đồng Nai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, việc ứng dụng CNSH vào trong sản xuất mới là giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất.

Mô tả ảnh.
Ứng dụng CNSH - hướng đi phát triển bền vững
Một địa phương khác như KomTum, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh đã đưa công nghệ ghép chồi cà phê đầu dòng là TR5, TR9, TR10 thay thế cho những vườn cà phê vối kém chất lượng, chỉ cần 1,5 năm sau khi ghép chồi là cà phê có thể cho thu hoạch.

KomTum ứng dụng thành công CNSH trong nhân giống một số loại cây trồng có giá trị bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, cám, mùn cưa, lõi ngô, vỏ cà phê... để sản xuất các loại nấm, phân bón vi sinh...Dù vậy, theo ông Đoàn Trọng Đức-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh KomTum: "Công tác triển khai ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, hiệu quả chưa cao, triển khai vẫn còn manh mún."

Có thể thấy rằng, ứng dụng CNSH chính là chìa khóa cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu này, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề tài ứng dụng và phát triển công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH vào sản xuất và đời sống; khuyến khích, kêu gọi đầu tư, chuyển giao, tiếp nhận các công nghệ mới có hiệu quả kinh tế.

Việc tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của CNSH, đẩy mạnh hơn nữa vấn đề liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong quản lý, sản xuất, nghiên cứu khoa học và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp  mới là giải pháp lâu dài giúp nông dân vươn lên làm giàu.
  • T.My
,
,