,
221
7943
Cảnh báo 24 giờ
canhbao24h
/khoahoc/canhbao24h/
960972
Sốt xuất huyết kèm bệnh khác: Nan giải chẩn bệnh
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Sốt xuất huyết kèm bệnh khác: Nan giải chẩn bệnh

Cập nhật lúc 06:55, Chủ Nhật, 22/07/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sốt xuất huyết rất khó đoán khi nào vào giai đoạn nguy hiểm. Sốt xuất huyết kèm với bệnh khác, việc theo dõi lại càng khó hơn.

Anh Lê Văn Đông đang bức xúc viết lại hành trình gian nan tìm bệnh cho con gái mình để trình bày trong buổi sinh hoạt chuyên đề Sốt xuất huyết ngày 21/7. (H.Cát)

Tại phòng 302 khoa Sốt xuất huyết - BV Nhi Đồng 1, bé Lê Thị Ngọc Huyền, sinh năm 2006 ở Long An, hiện là bệnh nhi sốt xuất huyết ở giai đoạn trung bình.

Tuy nhiên, đây là một trong ca vô cùng may mắn vì hành trình phát hiện ra bệnh sốt xuất huyết của bé kéo dài hơn 11 ngày, kèm theo nhiều chứng bệnh khác.

Cơ thể trẻ không đơn giản

Anh Lê Văn Đông - bố của bé Ngọc Huyền, đã bức xúc kể về hành trình tìm bệnh gian nan cho con gái mình.

Anh Đông cho biết khởi phát, bé sốt cao suốt năm ngày, thế là gia đình cho bé lên khám ở BV trong ngày - BV Nhi Đồng 1. Các bác sĩ chẩn đoán  bé sốt do bị viêm miệng, cho thuốc uống và dặn tái khám hai ngày sau.

Sáng hôm sau nữa, khi thấy bé vẫn sốt cao dù đã uống được ba liều thuốc, anh Đông đưa vào bệnh viện Long An. Tại đây, sau khi xét nghiệm máu và chụp X-quang, các bác sĩ ở đây chẩn đoán bé bị một căn bệnh nhiễm trùng gì đó và viêm phế quản.

"Tôi để con tôi nằm tại BV Long An thêm bốn ngày. Hai ngày đầu, con tôi nửa buổi sốt, nửa buổi không. Con tôi lúc hết sốt thì bị lạnh. Hai ngày sau, trẻ lại sốt cao. Tôi xót ruột quá nên xin chuyển con lên BV Nhi Đồng 1 vào chiều hôm qua, ngày 20/7. Đến lúc đó, các bác sĩ mới phát hiện con tôi bị sốt xuất huyết," anh Đông nói.

TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc BV Nhi Đồng 1,  với sốt xuất huyết để nói cháu trở nặng vào thời điểm nào rất là khó. Trong những ngày đầu, kết quả thử máu vẫn bình thường, đến khi rõ ra thì trẻ thường trở nặng.

Ngoài ra, tuy đơn giản chỉ đề cập đến một bệnh là sốt xuất huyết, nhưng cơ thể của bé có thể cùng lúc mắc nhiều bệnh khác nhau. Có bệnh nhi ho sù sụ, viêm phổi nặng, nhập viện điều trị tại khoa Hô hấp. 5 - 6 ngày sau hết bệnh, trẻ bắt đầu vô sốc sốt xuất huyết.

Hay có cháu bị viêm amidan mủ, được đưa lên khoa Tai - Mũi - Họng nằm. Đến khi trẻ được điều trị hết sốt cao, hết mủ thì lại bị trụy tim mạch vì sốt xuất huyết. Thậm chí, khi những trẻ sốt cao đang được theo dõi sốt xuất huyết, c bác sĩ phát hiện trẻ bị viêm ruột thừa.

"Có thể, bệnh nhi bị nhiều bệnh cảnh dồn vào một lúc. Thoạt đầu, trẻ bị sốt do viêm họng. Đến khi hết sốt, làm lại một đợt sốt khác, đó có thể là sốt xuất huyết. Chúng tôi cũng đã gặp rất nhiều ca sốt xuất huyết kèm theo viêm phổi, sốt xuất huyết kèm theo viêm amidan mủ, sốt xuất huyết kèm theo viêm ruột thừa," BS. Hùng nói.

Sốt, khởi đầu của nhiều bệnh

Trẻ bị sốt cao khi nhiệt độ ở nách từ 37,5oC trở lên. Nhưng thực tế, trẻ biếng chơi là dấu hiệu đầu tiên của sốt. Để theo dõi nhiệt độ, các bậc phụ huynh có thể sử dụng nhiệt kế đặt vào nách trẻ khoảng 10 phút.

Trẻ sốt cao 2 ngày liên tục phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chăm sóc và theo dõi bệnh. Trong ảnh: BV Khám trong ngày của BV Nhi Đồng 1. (H.Cát)

"Nguyên nhân sốt ở trẻ rất nhiều, nhưng người ta vẫn sợ nhất là do các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng ở đây là vi trùng gây mủ hay siêu vi trùng. BV Nhi Đồng 1 mỗi ngày có từ 4000 - 5000 lượt bệnh nhân khám. Cứ 10 cháu đến khám, 3 - 4 cháu có triệu chứng sốt," BS. Hùng cho biết.

Những trẻ bị bệnh nặng như viêm phổi thì kèm theo ho, thở khò khè. Trẻ sốt do viêm não - màng não hay bệnh tay chân miệng thường kèm theo co giật, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, hiện đang mùa mưa nên trẻ sốt cũng có thể do sốt xuất huyết.

Ngoài ra, bất cứ một nguyên nhân tác động lên đứa trẻ cũng có thể khiến trẻ bị sốt: sốt nhẹ do chích ngừa, sốt 37,5 - 38oC do mọc răng...

Do đó, việc phát hiện sớm trẻ sốt, chăm sóc đúng và theo dõi sát sẽ giúp hạn chế tử vong ở trẻ.

"Nhiều trẻ sốt cao, uống thuốc hạ sốt, 2 - 3 giờ sau sốt cao trở lại vì siêu vi trùng đang ở trong máu. Đặc biệt lưu ý, với sốt xuất huyết, trẻ thường hết sốt sau 3 - 4 ngày rồi trở nặng. Viêm não - màng não, viêm phổi lúc nặng trẻ thường sốt cao, mê man. Còn sốt xuất huyết lúc nặng thường không sốt, nên rất nguy hiểm," BS. Hùng cảnh báo.

Để nhận biết trẻ bị bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường sốt cao 2 - 7 ngày. Sau đó là các dấu hiệu xuất huyết (chấm xuất huyết dưới da, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, máu chân răng, ói ra máu hay đi cầu ra máu, xuất huyết dạ dày). Khi trẻ hết sốt, một dấu hiệu khác thường gặp báo hiệu trẻ bị sốt xuất huyết nặng là đau bụng, ói mửa.

Nặng nhất trong các trường hợp của trẻ bị sốt xuất huyết là truỵ tim mạch. Sốc hay trụy tim mạch thường xảy ra ở ngày thứ 3 - 6 của bệnh, khi trẻ đã hết sốt.

"Nếu trẻ hết sốt, chạy chơi, bú khỏe, tay chân hồng hào thì không sao. Nhưng trẻ hết sốt mà ói, đau bụng, li bì, mệt, quấy khóc, tay chân lạnh ngắt, tím tái, vả mồ hôi, tiểu ít... thì các bậc cha mẹ phải đem gấp con vào cấp cứu," BS. Hùng lưu ý.

Trong 25 trường hợp tử vong ở các tỉnh phía Nam, theo phân tích của các chuyên gia, 13 trong số 25 ca, sốt độ IV, tức là huyết áp bắt không được. Người nhà không biết nên khi đem đến bệnh viện, trẻ bị tím tái, cứu không nổi và tử vong chỉ trong vòng một giờ nhập viện.

Theo lời khuyên của BS. Thanh Hùng, tất cả trẻ sốt cao liên tục hai ngày trở lên, các bậc phụ huynh phải nghĩ đến sốt xuất huyết và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn chăm sóc và theo dõi bệnh.

  • Hương Cát 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,