Phát hiện đột phá trong nghiên cứu vắc-xin ung thư

Cập nhật lúc 14:53, 11/11/2010 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đang nỗ lực để tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư sau khi phát hiện một số lý do tại sao nhiều nghiên cứu khai thác hệ thống miễn dịch để điều trị khối u trước đây bị thất bại.

Các nhà khoa học đang nỗ lực để tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư sau phát hiện này. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science hôm 4/11, phát hiện một loại tế bào đệm có trong nhiều loại ung thư, tên gọi tắt là FAP, làm giảm tác dụng của vắc-xin và các biện pháp điều trị khác dựa trên hệ miễn dịch. Tiêu diệt được nó sẽ cho phép hệ thống miễn dịch kiểm soát khối u. 

Giáo sư miễn dịch học Douglas FearonSheila cho biết: “Tìm kiếm các tế bào trong hỗn hợp chất nền ung thư ngăn chặn sự tiêu diệt hệ miễn dịch là một bước tiến quan trọng. Nghiên cứu cách thức tế bào này hoạt động sẽ  góp phần cải thiện liệu pháp miễn dịch”.

Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất một thành phần ức chế miễn dịch trong các tế bào mô đệm. Tế bào mà họ nghiên cứu đặc trưng bởi một loại protein duy nhất liên quan đến việc chữa lành vết thương – FAP, được tìm thấy trong nhiều loại ung thư như ung thư vú và đại trực tràng.

Để xác định FAP cản trở khối u như thế nào, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình chuột biến đổi gen để tiêu diệt các tế bào có FAP. Khi FAP đã bị phá hủy trong khối u ung thư phổi ở chuột, khối u nhanh chóng bị tiêu diệt. Giáo sư Fearon mong muốn hợp tác với các nhà khoa học Cambridge để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của FAP ở chuột và kiểm tra ảnh hưởng của FAP đến tế bào trong khối u ở người.

GS Fearon nói: “Nghiên cứu này tiến hành ở chuột, mặc dù có nhiều tương đồng giữa hệ miễn dịch của chuột và người nhưng chúng ta sẽ không biết được sự liên quan của những phát hiện này với người cho tới khi chúng ta có thể làm gián đoạn các chức năng của khối u tế bào đệm FAP ở bệnh nhân ung thư”.

  • Nguyễn Văn Tây (Theo Physorg)

Các tin khác