Phát hiện sự sống ở 8000m dưới đáy đại dương
Cá, các loại động vật giáp xác… đã được các nhà khoa học tìm thấy ở rãnh Peru-Chile ở phía đông nam Thái Bình Dương với độ sâu 8000m, nơi vẫn được xem là không có bất cứ sự sống nào tồn tại.
Tiến sĩ Alan Jamieson, nhà sinh vật biển, Đại học Aberdeen cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện một chuyến thám hiểm trong vòng ba tuần dưới rãnh Peru-Chile. Các nhà khoa học đã sử dụng loại tàu đi bộ mang theo một camera có khả năng chụp dưới đáy biển sâu. Chiếc camera này đã ghi lại 6.000 hình ảnh bên trong rãnh từ độ sâu 4.500 m đến 8.000 m (tương đương với 15.000 - 26.000 feet).
Hình ảnh một số loài động vật ở dưới rãnh đại dương sâu nhất thế giới. Ảnh: BBC |
Theo kết quả từ hình ảnh chụp được, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự tồn tại của một số loài cá như cá sên, cá trình cùng các loài động vật giáp xác, loài ăn xác thối khác. Hầu hết các loài động vật đều có nước da màu trắng bạch do sống ở môi trường thiếu ánh sáng.
Nhóm nghiên cứu hiện vẫn đang tiếp tục mở các cuộc thám hiểm đáy đại dương trên phạm vi toàn cầu trong một dự án kéo dài 3 năm. Giai đoạn tiếp theo của dự án là tái truy cập vào rãnh Nhật Bản, nơi thuộc về phía bắc của Thái Bình Dương.
-
Đỗ Hòa (Theo BBC)