Sau 79 năm từ khi dịch cúm gà lần cuối bùng phát tại Nhật Bản vào năm 1925, tín hiệu báo động về bệnh này lại được phát ra từ một nông trại ở thành phố Ato, quận Yamaguchi ở miền Nam nước Nhật.
Ngày hôm nay 12/1/2004, các nhà chức trách Nhật Bản đang cho triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Như vậy là tiếp theo Hàn Quốc, dịch cúm gà lây lan nhanh đã xuất hiện đầu tiên tại nông trại này, giết chết khoảng 6.000 con gà vào cuối tháng 12/2003. Theo Tatsuro Okuhara, một quan chức nông nghiệp địa phương, trứng gà có nguồn gốc từ trại gà Yamaguchi đã bị thu hồi tại mọi khu chợ. 28.600 con gà còn lại sẽ bị giết và chôn trong vài ngày tới. Gà từ trang trại này cũng không được xuất khẩu.
|
Gà tại quận Yamaguchi. |
Kết quả xét nghiệm cho thấy virus gây bệnh cùng loại với virus H5N1 - thủ phạm buộc Hàn Quốc phải cho giết bỏ 1,4 triệu con gà vào tháng 12/2003 mới đây. Các nhà chức trách vẫn đang điều tra liệu đây có phải là dạng virus H5N1-97 lây từ gà sang người và cướp đi sinh mạng của 6 người tại Hong Kong năm 1997 hay không. Đây là đợt dịch cúm gà mới nhất tại châu Á.
Ngày hôm nay 12/1/2004, theo Japan Today và một số hãng thông tấn khác của Nhật, các nhà chức trách tại nước này đang tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản cùng chính quyền quận Yamaguchi đang điều tra nguồn gốc gây bệnh.
Virus H5N1 là một tiểu loại của virus cúm A, thường được gọi là virus cúm gà, rất giống các loại virus cúm khác với những triệu chứng tương tự. Trước kia, H5N1 chỉ nhiễm cho các loài chim, gồm cả vịt và gà, song vào năm 1997 đã lây nhiễm cho 18 người ở Hong Kong. Giới khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ các đặc điểm của H5N1. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm sẽ tự phục hồi trong vòng 2-7 ngày và cơ thể sẽ tạo ra một loại kháng thể chống virus.
Virus H5N1 chết ở nhiệt độ 700 C nên hoàn toàn không có hại khi ăn thịt gà đã được nấu kỹ. H5N1. Chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 sang người từ thịt gà sống hoặc thịt gà đông lạnh. Theo các chuyên gia con người, có thể nhiễm virus trực tiếp từ gia cầm bị bệnh, đặc biệt là phân của chúng. Thận trọng và tốt nhất là không nên để trẻ em tiếp xúc với chim và gà.
Minh Sơn (Tổng hợp)
|