,
221
7221
Hành trình nhân ái
hanhtrinhnhanai
/hanhtrinhnhanai/
917040
Nỗi bất hạnh của em bé không có bộ phận sinh dục
1
Article
null
,

Nỗi bất hạnh của em bé không có bộ phận sinh dục

Cập nhật lúc 15:34, Thứ Ba, 03/04/2007 (GMT+7)
,

Mặc dù đã nghe nhiều người nói về trường hợp của bé Nguyễn Văn Hưng (3 tuổi, trú tại tổ 2A Thành Vinh, P.Thọ Quang, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng), con của chị Lương Thị Định và anh Nguyễn Hoàng Trung, nhưng khi gặp em, tôi vẫn không thể nén được xúc động. Em bé chỉ mới tròn 3 tuổi này đã sớm gánh chịu nỗi bất hạnh quá lớn lao: không có bộ phận sinh dục!

g
Hai mẹ con chị Định.
Hồn nhiên, khuôn mặt sáng láng, thông minh, nhưng Hưng lại hết sức rụt rè. Phải mất một thời gian làm quen, bé mới chịu lân la lại gần để trò chuyện. "Cháu như vậy nên gia đình cũng tủi thân, đâu cho cháu sang hàng xóm chơi sợ mọi người trêu chọc. Phần nữa lo nếu không giữ gìn vệ sinh cháu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy mà cháu không giao tiếp được với ai, nên rụt rè, hay sợ hãi" - chị Định, mẹ Hưng tâm sự.

Năm 2004, khi biết vợ mình mang thai, anh Trung đã rất sung sướng. Ngày đứa bé cất tiếng chào đời, thay vì vui mừng, anh chị rơi vào nỗi đau đớn cùng cực. Đứa bé sinh ra với nhiều khiếm khuyết: không có bộ phận sinh dục, xương chậu bị lệch, ruột để bên ngoài... Mới mở mắt nhìn đời, em đã phải trải qua nhiều ca phẫu thuật lớn. Trên lưng em đầy những vết sẹo ngang dọc vì những cuộc phẫu thuật mổ, chỉnh hình xương chậu. Em không như những đứa trẻ khác, không hề có lỗ rốn vì khi mổ đã đưa ruột vào bên trong. Nhưng hơn tất cả, dù đã qua nhiều ca phẫu thuật nhưng bộ phận sinh dục của em vẫn không ổn định. Nơi ấy nước tiểu cứ rỉ ra, tràn qua háng rồi xuống mông, mỗi 15 phút phải thay khăn lót bên trong quần, nếu không sẽ bị nhiễm trùng, rất nguy hiểm. Toàn bộ phần háng và mông luôn bị hăm đỏ, làm em cứ sốt liên tục. "Nhưng vẫn còn đỡ hơn là lúc nước tiểu không chịu rỉ ra. Lúc đó bụng cháu tức tiểu, trướng to lên, kêu khóc thảm thiết mà vợ chồng tôi không biết phải làm sao, chỉ biết đưa vào viện cấp cứu!" - chị Định kể. Mỗi tháng, Hưng phải ở bệnh viện hết 2/3 số ngày.

"Nhà có bao nhiêu tiền, đều dành trọn cho cháu, chỉ mong cháu khỏe, có thể vui chơi với các bạn, rồi đi học chứ không mong muốn gì hơn!" - ôm Hưng vào lòng, chị Định rưng rưng. Anh Trung thì làm "thợ đụng" - nghĩa là ai kêu gì làm nấy, thu nhập không cố định, chưa kể làm được một hôm đã phải chạy qua viện xem con thế nào. Còn chị Định, trước vốn là công nhân, từ khi sinh Hưng, phải bên con 24/24 nên chị nghỉ hẳn. Nguồn thu gia đình vì vậy không có, nợ nần cứ chất chồng. Chị Định nhiều lần mang con đi gửi trẻ để đi làm kiếm thêm tiền bồi dưỡng cho con, nhưng không nơi nào nhận. Chị gạt nước mắt: "Nhà túng thiếu, thằng Hưng ăn ít nhưng thèm uống sữa, vậy mà cũng không đủ tiền cho con uống sữa, thấy con ngày càng còm nhom mà không biết phải làm sao!".

Mới đây, Bệnh viện Đà Nẵng yêu cầu chuyển Hưng ra Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức ở Hà Nội để điều trị. Trong khi gia đình túng thiếu, vợ chồng anh Trung lúng túng không biết phải làm thế nào. Nghe mẹ than không có tiền, Hưng lau nước mắt cho mẹ, đi vào trong mang con heo đất ra "Mẹ lấy tiền lì xì của Hưng nè!". Con heo đất vỡ ra, chỉ vài đồng keng 2.000đ, 5.000đ. "Tiền ni là đủ chữa bệnh cho Hưng đó mẹ hỉ?". Chị Định ôm con vào lòng, trào nước mắt.

  • Theo Diệu Hiền (Thanh Niên)

 Chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn!

 

,

Tin khác

,
,