,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
960732
Đổi mới giáo dục THPT: Gì cũng thiếu
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Đổi mới giáo dục THPT: Gì cũng thiếu

Cập nhật lúc 08:54, Thứ Bảy, 21/07/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, công tác quản lý còn lúng túng...là những vấn đề mà HS lớp 10 năm học 2006 - 2007 phải chấp nhận trong một năm qua. Hiệu trưởng các trường THPT và đại diện các Sở GD - ĐT miền Đông Nam Bộ đã trao đổi tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện đổi mới giáo dục THPT, tại TP.Vũng Tàu.

giaoduc
Thiết bị dạy học khá quan trọng đối với việc đổi mới giáo dục phổ thông

Có những nơi, giáo viên chủ nhiệm phải phụ trách thêm các môn giáo dục quốc phòng hoặc giáo dục thể chất. Cũng có những trường, đến đợt thi hoặc kiểm tra môn Tin học, cả thầy và trò phải điên đầu với việc sắp xếp giờ thi. Cả trường chỉ có một phòng máy với vài chục cái, nhưng lượng HS thi - kiểm tra thì lại đông.

Ông Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước cho biết,  việc kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khiến giáo viên mất khá nhiều thời gian.

Ông đề nghị: "Trong tình hình đang thiếu giáo viên trầm trọng, Bộ GD - ĐT có thể đỡ đần giáo viên bằng cách huy động những những người có trí tuệ để làm ngân hàng đề thi, đề kiểm tra".

Nhiều hiệu trưởng các trường THPT đều mong muốn, năm tới thiết bị giáo dục, sách giáo khoa về sớm hơn để...nhà trường chuẩn bị cho tốt việc dạy và học.

Ông Võ Tá Tấn, Hiệu trưởng Trường BC Lê Hồng Phong, Đồng Nai kiến nghị: "Thiết bị dạy học không đồng bộ, có những thiết bị không tương thích với bài học trong sách giáo khoa."

Chung ý kiến này, ông Nguyễn Đức Thịnh, Hiệu trưởng Trường Thanh Hoà, Bình Phước phát biểu: "Giáo viên cần có thời gian để nghiên cứu trước thiết bị, chuẩn bị trước để có một năm học tốt hơn. Nhưng thường thiết bị về trường rất trễ. Và nhiều thiết bị không có hướng dẫn, tập thể nhà trường phải tự mày mò để sử dụng."

Đánh giá về các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học cũng đồng ý: Đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số vùng nông thông khó khăn còn thiếu giáo viên các môn Toán và khoa học tự nhiên, đặc biệt các môn Tin học, Ngoại ngữ. Đội ngũ giáo viên cũng chưa chuẩn bị về kỹ năng đổi mới phương pháp.

Phân ban: Cần hướng nghiệp

Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Bình Phước, ông Phan Sỹ Giản băn khoăn: "Sau khi phân ban, vẫn còn tỷ lệ khoảng 35% HS yếu kém. Tỷ lệ này hơi cao, không nên tồn tại lâu".

Theo ông Giản, điều này một phần do chưa có cách đánh giá thích hợp và một phần do HS chọn không đúng với khả năng của mình. Ông mong, càng ngày càng ít HS chọn ban sai với khả năng của mình.

Vụ Giáo dục Trung học đã đưa ra giải pháp cho những năm học tiếp theo: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng phụ huynh và HS, gắn với công tác hướng nghiệp để HS lựa chọn hướng học tập phân hoá ở cấp THPT cho phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.

  • Đoan Trúc
 
,
,