,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
945282
Tỷ lệ tốt nghiệp sụt mạnh: Soi lại thực chất
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Tỷ lệ tốt nghiệp sụt mạnh: Soi lại thực chất

Cập nhật lúc 02:28, Thứ Sáu, 15/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đến chiều 14/6, nhiều tỉnh, thành đã có kết quả hoặc đang hoàn tất những công đoạn cuối của kì thi tốt nghiệp THPT. Kết quả năm nay thấp hẳn, đặc biệt hệ bổ túc sụt giảm tới mức… khó lường. "Thực trạng thế nào thì phải tôn trọng và chấp nhận", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT khẳng định.

Soi lại thực chất

Căng thẳng trước kì thi (ảnh chụp tại HĐ thi trường Lương Thế Vinh (Q1)
Căng thẳng trước kì thi (ảnh chụp tại HĐ thi trường Lương Thế Vinh (Q1).

Tại Thừa Thiên Huế, khối THPT tỉ lệ đậu đạt 63,54%, thấp nhất từ trước đến nay.

Các địa phương có "truyền thống" tỷ lệ tốt nghiệp chót vót 98, 99%, năm nay đã sụt giảm đáng kể. Tỉnh Hà Tây còn 57,16%. Các nơi: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương...còn hơn 70%.

"Ấn tượng" nhất là một trường THPT ở Quảng Ngãi: không có HS nào đỗ tốt nghiệp.

Ngoạn mục hơn cả là cuộc "đảo chiều" của tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc, với các con số dao động ở mức 10 - 20%, phổ biến ở mức trên dưới 50%, thậm chí có tỉnh chỉ nhỉnh hơn 8 - 9%.

Năm 2007, toàn tỉnh Hậu Giang có 61,31% học sinh tốt nghiệp THPT. So với con số 89,36% năm ngoái, đây là kết quả đáng buồn, ông Nguyễn Quang Sơn, Phó phòng Khảo thí Sở GD-ĐT tỉnh cho biết.

Tuy vậy, ông Sơn cũng nhận xét, chỉ với một kì thi làm nghiêm, dù kết quả không như mong muốn, mới thấy cần nỗ lực hơn để “soi lại thực chất chính mình”.

“Láng giềng” của Hậu Giang, TP. Cần Thơ chưa có thống kê cụ thể, nhưng bà Huỳnh Thị Ngô Minh, Giám đốc Sở cho biết, có khoảng 80% học sinh đậu tốt nghiệp phổ thông, còn hệ bổ túc là 20%.

Kết quả của học sinh Vũng Tàu cũng biến chuyển bất ngờ: THPT đậu 69,85%. Theo ông Lê Quang Thiên, Phó phòng Khảo thí (Sở GD-ĐT Vũng Tàu), "đây là năm đầu tiên cả nước cùng bắt tay làm nghiêm  nên chấp nhận “thương đau” để “sửa mình”.

Trao đổi với báo giới, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tây Phạm Thị Hồng Nga, cho biết, kết quả này phản ánh đúng thực chất vì các khâu được "làm chặt như thi đại học", chứ không chạy theo thành tích. Thực tế này sẽ góp phần khích lệ thầy và trò học và dạy tốt hơn.

Còn ông Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế, nhận xét với phóng viên Tuổi Trẻ "các số liệu tỉ lệ có sự chênh lệch rất lớn giữa các trường kể trên đã phản ánh chính xác thực chất chất lượng dạy và học chênh lệch giữa các trường".

Thậm chí, ông Huỳnh Hổ, Giám đốc Sở GDĐT Trà Vinh còn "quá mừng, dù thấp hơn những năm trước" vì "chúng tôi dự trù với sức học sinh tỉnh mình chỉ 55 – 60%, nhưng khả năng kết quả năm nay sẽ đậu lên tới 70%".

"Chúng ta đang cùng nhau hướng đến một kỳ thi kỷ cương, nghiêm túc để cho kết quả "học thật, thi thật". Do vậy, thực trạng thế nào thì phải tôn trọng và phải chấp nhận", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhận xét.

Báo động trình độ Anh văn quá kém

Ôn thi cả lúc chào cờ, trước khi vào phòng thi TN (ảnh chụp tại HĐT Lương Thế Vinh)
Ôn thi cả lúc chào cờ, trước khi vào phòng thi TN (ảnh chụp tại HĐT Lương Thế Vinh)

Ông Huỳnh Hổ cho rằng, kết quả thi tốt nghiệp giảm một phần vì làm nghiêm, một phần vì đề thi Anh văn (hệ 3 năm) năm nay khó khăn so với lực học học sinh các tỉnh miền Tây Nam Bộ.”

Lý giải điều này, theo ông Hổ, học sinh học Anh văn hệ 3 năm thuộc hệ bán công, các trường dân lập, nên năng lực các em yếu.

Ông Trương Công Thức, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Tây Ninh cũng xác nhận: “Kì thi thử tốt nghiệp chúng tôi kết quả còn thấp hơn thi thật, vì vẫn làm nghiêm như thế nhưng mức độ đề khó hơn để “cảnh tỉnh” các em. Tuy vậy môn Anh văn điểm thi thật có kết quả thấp hơn khá nhiều. Học sinh ở tỉnh chưa được đầu tư học Anh văn đúng mức.

Ông Thức cũng cho biết, sắp tới sẽ tổ chức ôn thi lại cho học sinh thi rớt đợt 1 và nhất định phải chú trọng tới môn Anh văn với phương pháp thi trắc nghiệm. Tuy vậy, chỉ gần 2 tháng ôn thi là thời gian “thách đấu” với giáo viên và năng lực học sinh vì rất nhiều học sinh hổng kiến thức cơ bản về môn Anh văn. Bên cạnh đó là môn Văn và Lý cũng đáng báo động, vì số học sinh đạt từ điểm trung bình trở lên của 2 môn này chỉ nhỉnh hơn 50%..

Không chỉ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên… đều có tỉ lệ Anh văn hệ ba năm đạt điểm trung bình rất thấp. Tỉnh Bến Tre 10,33%, Trà Vinh: 30%, Tây Ninh: 29,9%, Điện Biên 13,55%...

Thi lần 2: Vẫn phải nghiêm!

Ôn bài trước khi vào phòng (chụp tại HĐT Lương Thế Vinh)
Ôn bài trước khi vào phòng (chụp tại HĐT Lương Thế Vinh) - Thu Hương

Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh, ông Trương Công Thức khẳng định, tỉnh sẽ gấp rút ôn thi cho những học sinh rớt lần 1, cũng xác định đây là học sinh yếu kém, có rất ít các em vì nguyên nhân khách quan không tham gia thi lần 1 được.

Tuy vậy, nhất định sẽ làm nghiêm, theo đúng quy chế năm nay Bộ đưa ra. Không thể vì lần 1 nhiều em không qua mà lần 2 nhẹ tay với các em, như thế, chỉ "một lần mất tín là vạn lần mất tin".

Cùng ý kiến này, ông Hồ Việt Hiệp, Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang cho biết: "Đã xác định ngay từ đầu là cùng thực hiện một kì thi thực sự công bằng, nghiêm túc. Nếu vì thương học sinh tỉnh nhà, chỉ duy nhất một cách là động viên và cố gắng ôn thi cho tốt để các em có thể thi lại lần hai. Chắc chắn lần 2 cũng cần nghiêm túc như lần 1, để giữ vững tiêu chí ban đầu".

Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp Lê Hoàng Nhi cho biết, hiện nay tỉnh chưa có kết quả nhưng bất cứ thấp hay không thấp thì cũng tổ chức thi lần hai nghiêm khắc.

Bởi, không chỉ làm 1 kì thi nghiêm túc rồi bỏ lửng, mà phải hướng tới tương lai lâu dài của con em, ông Nhi nói.

  • Thu Hương 
,
,