,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
907624
Khối C: Thêm nhiều ngành mới, vẫn không dễ chọn
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Khối C: Thêm nhiều ngành mới, vẫn không dễ chọn

Cập nhật lúc 18:35, Thứ Hai, 12/03/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nhìn tổng thể, số lượng trường ĐH chỉ tuyển sinh riêng khối C không nhiều mà hầu hết là các trường tuyển theo nhiều khối. Ở các trường đó, điểm khối C vẫn thường "nhỉnh" hơn. Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia tuyển sinh, với khối thi này thí sinh ngày càng có nhiều ngành hơn để lựa chọn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thí sinh có quyền dễ dãi mà cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành...

(*Mời các bạn tham gia diễn đàn "Tuyển sinh 2007: Chọn nghề cùng bạn")

Ảnh Lê Anh Dũng
(Ảnh Lê Anh Dũng)
Sư phạm vẫn "cao giá"

Nhiều năm qua các ngành Sư phạm (SP) khối C bao giờ điểm chuẩn cũng cao chót vót. Điểm chuẩn khối C các ngành SP Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngành thấp nhất là 18, cao nhất là 22; cách biệt so với hệ đào tạo cử nhân cùng khối từ 1 - 3 điểm.

Cụ thể: SP Địa lý 22; SP Lịch sử và SP Ngữ văn cùng mức điểm 21,5; SP Giáo dục chính trị 20,5. Điểm chuẩn các ngành đào tạo cử nhân là Cử nhân Lịch sử 19, Việt Nam học 18...

Trường ĐH Văn hóa năm 2006 tuyển sinh các khối C, D, R. Điểm chuẩn khối "nhỉnh" hơn các khối còn lại từ 1,5 - 3 điểm. Ngành phát hành - xuất bản phẩm khối C (17,5 điểm), D (16,5); Thông tin - thư viện C (17), D (15,5); Bảo tàng C (16), D (15,5); Văn hóa du lịch 17; Văn hóa dân tộc 18; Quản lý văn hóa C (18,5), R (15,5).

Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành Học viện Báo chí tuyên truyền cũng có độ "vênh" nhẹ giữa khối C và D. Cụ thể: Xã hội học (17,5 điểm); Triết học khối C (16,5), khối D1 (16,5); Chủ nghĩa xã hội khoa học (17); Kinh tế chính trị C (20), D (18,5); Lịch sử Đảng (18,5); Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước (20); Công tác tư tưởng (19); Chính trị học Việt Nam (18); Quản lý xã hội (19); Tư tưởng Hồ Chí Minh (17,5); Giáo dục chính trị (17,5); Xuất bản C (18), D (17); Báo in C (21), D1 (20); Báo ảnh C (18,5), D (18); Báo phát thanh C (18), D (18); Báo truyền hình C (21,5), D (20,5); Báo mạng điện tử (19); Thông tin đối ngoại (18,5); Quan hệ công chúng (20,5); Biên dịch tiếng Anh (20,5).

Để đậu vào các ngành SP Trường ĐH Vinh thí sinh phải đạt xấp xỉ 7 điểm/môn, nhưng vào ngành đào tạo cử nhân thì tổng điểm 3 môn chỉ cần bằng "sàn" của Bộ GD-ĐT. Mức điểm chênh lệch giữa đào tạo cử nhân và SP cùng khối từ 6 - 7 điểm.

Điểm chuẩn các ngành SP là: SP Giáo dục chính trị 20; SP Văn 20; SP Địa 21. Các ngành đào tạo cử nhân có mức điểm chuẩn: Cử nhân Chính trị - Luật 14; Cử nhân Văn và Cử nhân Sử đều có mức điểm chuẩn 14.

Điểm chuẩn các khối Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng có độ "vênh" từ 5,5 - 8,5 điểm (ngành SP Toán khối A điểm chuẩn là 23,5). Mức điểm chuẩn khối C được đánh giá "dễ thở" hơn. Cao nhất là ngành SP Lịch sử với 18 điểm; SP Ngữ văn 17,5; SP Địa lý 17; SP Tâm lý - Giáo dục 15,5; SP Giáo dục chính trị 15; CN Ngữ văn 15; Việt Nam học 15; Quốc tế học 15.

Có được "tấm vé" vào khối C Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) thí sinh phải đạt trung bình 6 điểm/môn trở lên. Điểm chuẩn ngành Luật học năm 2006 là 18.

Khoa Sư phạm (ĐHQG Hà Nội) định điểm trúng tuyển ngành SP Ngữ văn khối C là 22,5; SP Lịch sử 21.

Điểm chuẩn nhiều ngành bằng "sàn"

Năm 2006, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) định điểm trúng tuyển dành cho học sinh phổ thông - khu vực 3 (không có môn nào bị điểm 0), ngành cao nhất khối C là 18. Các ngành cùng khối còn lại chỉ bằng điểm "sàn" và nhỉnh hơn "sàn" chút ít...

Điểm chuẩn các ngành khối C của trường như sau:  Ngữ văn 15,5; Báo chí 18; Lịch sử 14,5; Nhân học 14; Triết học 14; Địa lý 16; Xã hội học 15; Thư viện thông tin 14; Giáo dục học 14; Lưu trữ học 14.

Điểm chuẩn của một số trường ĐH vùng cũng không cao. Năm 2006, ngoại trừ ngành SP thì tất cả các ngành của Trường ĐH Tây Bắc đều bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Trường có tuyển khối A, B, C, D1 và khối M.

Các ngành có tuyển khối C có mức điểm trúng tuyển như sau: Cao nhất là ngành SP Địa lý với 16,5. Kế đến là hai ngành SP Ngữ văn và SP Lịch sử cùng mức điểm chuẩn 16. Các ngành SP Giáo dục chính trị, SP GD Tiểu học và SP Văn – Giáo dục công dân điểm chuẩn bằng "sàn" - 14 điểm.

Một số ngành đào tạo cử nhân có tuyển khối C của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có mức điểm chuẩn "nhỉnh" hơn như: Việt Nam học 15; Lịch sử 17,5; Văn học 16. Các ngành SP cùng khối của trường lại có mức điểm chuẩn cao chót vót gồm: SP Ngữ văn 20; SP Giáo dục công dân 19; SP Giáo dục tiểu học 20....

Với mức điểm trung bình mỗi môn thi khối C đạt 5 điểm, thí sinh có thể có "vé" vào các ngành Quốc tế học, Việt Nam học, CN Ngữ văn, SP Giáo dục chính trị của trường ĐH SP TP.HCM. Bốn ngành này đều có mức điểm chuẩn là 15.

Riêng ngành SP GD Đặc biệt (khối C) của trường điểm chuẩn bằng "sàn" - 14 điểm. SP Tâm lý - Giáo dục (C) có điểm chuẩn "nhỉnh" hơn 15,5 điểm. Các ngành khác cùng khối thi có điểm chuẩn như sau: SP Ngữ văn 17,5; SP Lịch sử 18; SP Địa lý 17...

Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn các trường ĐH, CĐ năm 2006 tại đây.

  • Kiều Oanh (tổng hợp)

,
,