,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
889544
Trường phổ thông dò dẫm làm đề thi trắc nghiệm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Trường phổ thông dò dẫm làm đề thi trắc nghiệm

Cập nhật lúc 13:14, Thứ Hai, 22/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nhiều trường THPT tại TP.HCM đã không ngồi yên để chờ ngân hàng đề thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Hiện nay, nhiều trường đã lên kế hoạch để HS được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm các môn Lý, Hoá, Sinh.

>> “Bộ GD-ĐT có chủ trương thi trắc nghiệm, sao không báo sớm?”

Làm, nhưng không biết đúng sai

Soạn: HA 1014247 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tài liệu lưu hành nội bộ để hướng dẫn HS làm bài thi trắc nghiệm. Ảnh Đoan Trúc

Tại trường THPT Võ Thị Sáu, Bình Thạnh các thầy cô giáo đang nỗ lực để soạn ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm cho HS thi đợt 3 vào ngày 5/2/2007. Theo ông Ngô Huynh, Hiệu trưởng nhà  trường, từ ngày có thông tin về các môn thi trắc nghiệm, giáo viên đã phải thăm dò để tìm các dạng đề thi trắc nghiệm nhằm học hỏi.

Trường THPT Võ Thị Sáu đã cho HS làm quen thi trắc nghiệm ở các buổi kiểm tra 1 tiết, 15 phút. Các thầy cô giáo dựa trên kinh nghiệm ít ỏi của mình để ra đề sao cho phù hợp với HS.

 Ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng trường Phú Nhuận băn khoăn: "Trường tự làm cũng được, nhưng độ chính xác thế nào thì khó định lượng. Ra một đề thi phù hợp với trình độ của HS và khớp với yêu cầu của Bộ không đơn giản".

Các trung tâm luyện thi ĐH, CĐ ngày càng cho ra nhiều bộ bài tập luyện thi bằng phương pháp trắc nghiệm. Trung tâm luyện thi Minh Thông (Bình Thạnh) đã cung cấp cho HS các bộ đề Lý, Hoá, Sinh do các giáo viên của trung tâm soạn. Bộ đề này gồm 400 câu trắc nghiệm Hoá và 500 câu trắc nghiệm Lý.

Trong khi đó, nhiều trung tâm khác cũng đang áp dụng hình thức "mì ăn liền", dạy tới bài nào thì có bài tập trắc nghiệm của bài đó. Tuy nhiên, một giáo viên dạy Hoá ở trung tâm luyện thi cho biết: "Chúng tôi soạn bài tập trắc nghiệm theo kinh nghiệm của mình. Vừa hướng dẫn học sinh vừa khuyến cáo có thể đề của Bộ khó hơn. Vì thế, cũng khuyến cáo HS học rộng hơn nữa".

Ngoài ra, nhiều trung tâm luyện thi còn cung cấp cho học sinh những tài liệu lưu hành nội bộ để hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm, nội dung ôn tập và các bài làm trắc nghiệm mẫu.

Điểm thi sẽ thấp?

Kiểm tra niêm phong đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm hoc 2005-2006. Ảnh: Đoan Trúc

Đợt thi học kỳ I vừa qua, một vài nơi đã tổ chức cho HS thi trắc nghiệm các môn Lý, Hoá, Sinh... Theo nhiều giáo viên ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (ĐakLak), điểm số của HS không đạt như mọi năm.

Vi Đan, HS lớp 12 của trường giải thích: "Môn Lý, Hoá có quá nhiều bài tập, nên tụi em tìm ra đáp số đúng rất khó. Chính vì thế, điểm thi của tụi em không cao, đa số tụi em trả lời theo cảm tính. Môn Sinh có nhiều lý thuyết hơn nên điểm trên trung bình cũng nhiều".

Cũng ý kiến này, em Nguyễn Hoàng Dương (ôn thi tại cơ sở Minh Thông) cho biết: "Chắc là điểm thi năm nay không cao. Tụi em đã làm thử bài tập thầy cho vài lần, kết quả không bằng tự luận".

Ở lớp của Dương, thầy giáo cho 6 câu hỏi trong thời gian 10 phút, nhưng số ít làm hết 4 câu, còn lại chỉ làm được 2 câu đúng. Những câu còn lại là đánh bừa. Dương lo lắng: "Thầy em bảo đề của thầy chỉ ở mức trung bình. Nếu đi thi ĐH thì đề cỡ đó trở lên không".

Qua các buổi kiểm tra 1 tiết, 15 phút, Hiệu trưởng trường Võ Thị Sáu cũng đánh giá: "Điểm của HS không cao. Chủ yếu là điểm 5,6. So với các em lớp 10, HS lớp 12 làm bài kiểm tra kiểu trắc nghiệm còn nhiều vất vả hơn".

Cũng như ông Ngô Huynh, nhiều thầy cô giáo đang chờ  ngân hàng đề để có cơ sở nhằm hướng dẫn HS học theo tiêu chí ra đề của Bộ.

  • Đoan Trúc
,
,